Tiến sĩ sinh học ung thư Li Zhizhong (Đại học Duke, Hoa Kỳ) đã từng gọi tỷ lệ mắc bệnh ung thư của một người như là "lý thuyết xổ số". Theo tiến sĩ, việc tiếp xúc với càng nhiều các yếu tố gây ung thư tương đương với việc mua nhiều vé số hơn. Càng mua nhiều vé số thì khả năng trúng giải độc đắc của bạn càng cao, cũng tương tự với việc hút thêm một điếu thuốc, uống thêm một chai rượu… thì con đường đến với bệnh ung thư cũng càng gần.
Nhìn chung, những người có lối sống kém lành mạnh có khả năng giành được “giải thưởng” và dễ mắc bệnh ung thư nhiều hơn. Theo bác sĩ Pan Zhanhe (Phó trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Trung Sơn trực thuộc Đại học Hạ Môn, Trung Quốc) chia sẻ: Cuộc sống đầy rẫy những điều bất ngờ, tuy nhiên 5 kiểu người dưới đây có khả năng mắc ung thư rất cao, cần phải đề phòng.
5 nhóm người có khả năng mắc ung thư cao hơn người khác
1. Đang ở tuổi trung niên hoặc cao tuổi
Ung thư còn được gọi là “bệnh lão khoa”, tức là người cao tuổi và trung niên (trên 40 – 50 tuổi) có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những đối tượng trẻ khác. Tuổi tác cũng là một trong những yếu tố chính gây bệnh ung thư, do đó khi bác sĩ tiến hành chẩn đoán bệnh, họ thường hỏi kỹ về tuổi của bệnh nhân để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
Sở dĩ người trong độ tuổi này có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao vì bệnh ung thư không thể lớn lên trong 1 – 2 ngày mà cần mất một thời gian dài phát triển. Quá trình các tế bào bất thường “đột biến” thành tế bào ung thư, sau đó tiếp tục phân chia và tăng sinh thành các cụm tế bào phải mất hơn 10 năm, thậm chí 20 năm hoặc vài thập kỷ. Chẳng hạn nếu bạn duy trì một thói quen gây bệnh ung thư như hút thuốc lá từ năm 20 tuổi, thì đến độ tuổi trung niên, khả năng mắc bệnh ung thư là rất cao.
Nhìn chung, các bệnh ung thư chủ yếu hình thành ở lứa tuổi trung niên và người cao tuổi, tuy nhiên xu hướng bệnh nhân cũng đang có dấu hiệu trẻ hóa.
2. Người có thói quen xấu
Hầu hết các căn bệnh ung thư đều có nguồn gốc từ thói quen sinh hoạt thiếu khoa học. Cụ thể, những người có lối sống không tốt, chế độ ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng, tâm lý thiếu ổn định… thường dễ mắc bệnh ung thư hơn so với người bình thường.
Hiện nay, một số thói quen hình thành bệnh ung thư bao gồm thức khuya, làm việc quá nhiều, lười vận động, không chú ý đến vệ sinh đồ dùng nấu nướng. Bên cạnh đó các thói quen ăn uống thiếu khoa học như ăn nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn, tiêu thụ nhiều đường, đồ ngọt, đồ chiên, nướng, ăn quá mặn hoặc quá cay, ăn uống bừa bãi và không điều độ… đều có thể gây ung thư. Ngoài ra, bệnh nhân béo phì, người suy nhược cơ thể kéo dài… cũng có nguy cơ mắc ung thư cao.
Trong đó, hút thuốc lá và uống nhiều rượu là hai yếu tố gây bệnh nguy hiểm nhất. Hút thuốc lá là nguyên nhân hình thành nhiều bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư phổi. Còn uống rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư gan, ung thư miệng, ung thư vòm họng, ung thư thực quản và ung thư dạ dày. Nếu vừa hút thuốc lá vừa uống rượu sẽ càng gây hại bởi hóa chất gây ung thư trong khói thuốc dễ hòa tan vào rượu, đẩy nhanh quá trình hấp thụ chất gây ung thư trong máu.
3. Người sống và làm việc ở vùng có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao
Ung thư không phải bệnh truyền nhiễm, tuy nhiên nếu bạn sống trong khu vực có nhiều bệnh nhân ung thư thì cần xem lại, bởi rất có thể điều đó xuất phát từ các yếu tố môi trường như ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nguồn nước…
Ngoài ra, đối tượng làm trong các ngành nghề dễ nhiễm độc, phải tiếp xúc thường xuyên với tác nhân gây ung thư cũng có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Đây còn được gọi là bệnh “ung thư nghề nghiệp”, chiếm 2 – 8% các ca bệnh ung thư hiện nay. Các ung thư do đặc thù nghề nghiệp thường xảy ra ở các cơ quan tiếp xúc trực tiếp với da, đặc biệt là cơ quan hô hấp, đường tiết niệu. Một số nghề dễ gây ung thư bao gồm thợ sơn móng tay, làm thợ hàn, tiếp xúc với thuốc nhuộm tóc, khai thác dầu mỏ, công nhân làm ca đêm...
4. Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư
Nếu người thân ruột thịt của bạn đã từng mắc bệnh ung thư, không thể loại trừ khả năng gen của bạn cũng không ổn định và bị khiếm khuyết, do đó tỷ lệ mắc bệnh ung thư cũng cao hơn.
Trường hợp khác, nhiều người trong gia đình lần lượt hoặc đồng thời cùng mắc bệnh ung thư nhưng không cùng quan hệ huyết thống như vợ chồng, mẹ chồng, em dâu... Như vậy, nguyên nhân gây bệnh ung thư hàng loạt không phải do gen di truyền mà có liên quan đến thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh trong thời gian dài.
Dù ở trong bất kỳ trường hợp nào, bạn cũng cần chủ động trong công tác phòng ngừa bệnh như xây dựng lối sống khoa học, ăn uống lành mạnh, thường xuyên vận động thể thao, khám sức khỏe định kỳ… để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
Các nghiên cứu của WHO cho thấy hơn 80% thanh thiếu niên trên toàn thế giới không vận động đủ. Trong khi đó, hoạt động thể chất rất quan trọng đối với sự phát triển của xương và cơ bắp, cũng như tim và phổi. Nó giúp những người trẻ tuổi tránh mắc bệnh béo phì, bệnh tim, ung thư và tiểu đường.
Ngược lại, một người lười vận động, thường xuyên ngồi một chỗ cả ngày có nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn.
>>> Mời quý độc giả xem video: Hỗ trợ cấp bách xây bệnh viện dã chiến điều trị COVID-19
Theo Tiểu Vy/Gia đình & Xã Hội