Trong một chia sẻ của GS. Nguyễn Lân Dũng về thực phẩm biến đổi gen mà Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Quảng Ngãi đăng tải, GS Dũng khẳng định: "Cây trồng biến đổi gen hoàn toàn an toàn, không có tác hại gì tới con người. Cho tới nay, chưa có công trình khoa học nào cho thấy sự mất an toàn của thực phẩm biến đổi gen với cơ thể người'.
|
Trong mắt chuyên gia thực phẩm biến đổi gen hoàn toàn an toàn. Ảnh: Myeva. |
Đồng tình với quan điểm của GS. Nguyễn Lân Dũng, BS. Dược sĩ Nguyễn Phương Thanh - Đại Học Y Hà Nội trao đổi với Kiến Thức: "Hiện tại những tranh cãi về tác hại của thực phẩm biến đổi gen vẫn là vấn đề nóng và chưa ngã ngũ. Riêng những lợi ích của thực phẩm biến đổi gen trên nhiều khía cạnh đã được khẳng định. Sự thực thì loại thực phẩm này có hại cho sức khỏe hay không tôi cũng không quá quan tâm và không thể đưa ra kết luận gì. Tuy nhiên, có một điều tôi chắc chắn có thể khẳng định đó là tôi vẫn ăn ngô ngọt biến đổi gen vì nó ngon và vì tôi thích nó".
Anh Thanh bật mí thêm thực tế hiện nay trong cuộc sống bạn không chỉ sử dụng các loại thực phẩm biến đổi gen mà còn rất nhiều loại thuốc mà bạn đang dùng để chữa trị bệnh chính là sản phẩm của công nghệ gen hay biến đổi gen: như insulin, vacxin, erythropoietin...
|
BS. Dược sĩ Nguyễn Phương Thanh - Đại Học Y Hà Nội: " Tôi vẫn ăn ngô ngọt biến đổi gen vì nó ngon và vì tôi thích nó". |
Trước việc nhiều thông tin cho rằng ăn thực phẩm biến đổi gen sẽ làm con người biến đổi giới tính, phát triển dị dạng hãy dễ bị ung thư hơn, Giáo sư Lê Đình Lương - Chủ tịch Hội di truyền học Việt Nam từng khẳng định thông tin đó hoàn toàn phản khoa học, không đúng sự thật do con người tưởng tượng ra.
Ngay cả thông tin từng khiến dư luận xôn xao về việc chuột ăn ngô biến đối gen và bị ung thư cũng là thông tin không đúng. Thực tế các cơ quan tổ chức uy tín như Liên minh châu Âu, WHO... đã kiểm tra và phát hiện những con chuột ăn ngô biến đổi gen và những con chuột khác cùng dòng ăn ngô thường đều bị ung thư như nhau. Và thực tế nguyên nhân khiến chuột bị ung thư không phải do ăn ngô biến đổi gen mà bản thân loài chuột được chọn để thử nghiệm có sẵn gen bệnh ung thư.
Giáo sư Lê Đình Lương về bản chất bất kỳ loại cây trồng biến đổi gen nào đều bắt nguồn từ một cây trồng chưa biến đổi gen. Sau đó, các nhà khoa học sẽ tiến hành chọn lọc giữ lấy giống có chất lượng cao nhất và thêm vào hoặc sửa đổi 1-3 gen để cây kháng được sâu bệnh, kháng thuốc diệt cỏ tốt hơn và vẫn giữ nguyên chất lượng của cây bố mẹ.
Thu Minh