Cây gừng là một cây trồng quen thuộc, có tên khoa học là Zinziber Officinale Rosc. Loại cây này có đặc điểm là cây nhỏ, cao khoảng 5cm – 1m, phần thân rễ của cây biến thành củ; lá mọc so le không có cuống, cả lá và củ gừng đều có mùi thơm đặc trưng. Củ gừng tươi có rất nhiều công dụng.
|
Sử dụng gừng trị mụn là mẹo được nhiều chị em ưa chuộng. |
Trong thành phần củ gừng có chứa nhiều tinh dầu, tiêu biểu là gingerone cũng là chất tạo độ cay của gừng. Tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau rất tốt. Nhờ đó có thể tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và làm se nốt mụn.
Gừng có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, B, C, E; K, Ca, P, Fe, Mg, Mn, Zn, Co, Ge, Se. Các chất này rất có ích cho làn da giúp nuôi dưỡng và bảo vệ da.
Chất chống oxy hóa có trong gừng có tác dụng chống lại quá trình lão hóa da tự nhiên, tốt hơn cả vitamin E. Nhờ đó dùng gừng có thể trị tàn nhang, làm mờ đốm nâu, vết thâm nám trên da. Nhất là dùng gừng để trị mụn và sẹo thâm do mụn rất hiệu nghiệm.
Gừng và tỏi
Cùng với lợi ích của gừng cho mụn trứng cá, tỏi cũng có thể giết chết các vi khuẩn gây mụn và giảm viêm để ngăn ngừa và trị mụn trứng cá. Sự kết hợp của gừng và tỏi là một cách điều trị tốt cho mụn trứng cá.
Thành phần:
2 muỗng canh gừng bằm
5 nhánh tỏi
Hướng dẫn:
Trộn gừng và tỏi sau đó cho vào máy xay, xay cho đến khi mịn (đổ nước vào nếu cần)
Áp dụng hỗn hợp này lên vùng da bị mụn và để cho chúng khô.
Sau đó rửa sạch bằng nước và sử dụng thêm kem dưỡng ẩm cần thiết.
Áp dụng biện pháp khắc phục này hàng ngày.
Mặt nạ gừng, nước cam và sữa
Thành phần:
1 nhánh gừng
1 muỗng cà phê sữa
1 muỗng cà phê nước cam ép
Hướng dẫn:
Nghiền nát gừng sau đó đổ nước cam và sữa vào trộn đều
Áp dụng hỗn hợp lên da mụn từ 15 đến 20 phút sau đó rửa lại bằng nước sạch
Áp dụng mặt nạ 3 lần một tuần.
Theo Ngọc Lan/Tiêu Dùng