Có nên cho trẻ ngủ trưa không?
Đối với với trẻ em, giấc ngủ thật sự rất cần thiết cho trẻ, vì vậy, chúng sẽ phải ngủ nhiều hơn người trưởng thành. Tuy nhiên, nếu trẻ ngủ quá ít hoặc quá nhiều cũng sẽ không tốt cho sức khỏe.
Hướng dẫn về giấc ngủ do các nhà khoa học của Viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ (AASM) xây dựng cho thấy thời gian ngủ thích hợp cho trẻ ở các độ tuổi khác nhau như sau:
0 đến 6 tháng tuổi: Trẻ sơ sinh cần khoảng 14 đến 18 giờ ngủ mỗi ngày và thường chỉ thức dậy sau mỗi 1 đến 3 giờ để ăn.
6 đến 12 tháng tuổi: Trẻ ở độ tuổi này thường ngủ tổng cộng khoảng 14 giờ mỗi ngày, có thể bao gồm hai giấc ngủ ngắn ban ngày (kéo dài 20 phút đến một vài giờ).
Trẻ mới biết đi (1 đến 3 tuổi): Trẻ mới biết đi cần ngủ khoảng 12 đến 14 giờ, trong đó có một giấc ngủ ngắn vào buổi chiều từ 1 đến 3 giờ. Trẻ mới biết đi có thể vẫn ngủ hai giấc, nhưng ngủ trưa không nên quá trễ vì có thể khiến trẻ khó ngủ hơn vào ban đêm.
Trẻ mẫu giáo (3 đến 5 tuổi): Trẻ mẫu giáo ngủ trung bình khoảng 11 đến 12 giờ vào ban đêm, cộng với một giấc ngủ ngắn buổi chiều.
Tuổi đi học (5 đến 12 tuổi): Trẻ em ở độ tuổi đi học cần khoảng 10 đến 11 giờ ngủ vào ban đêm. Một số trẻ 5 tuổi vẫn có thể cần một giấc ngủ ngắn và nếu không thể ngủ trưa thường xuyên, trẻ có thể cần một giờ đi ngủ sớm hơn.
Các hướng dẫn và dữ liệu về giấc ngủ đủ để cho thấy rằng khi trẻ lớn hơn, nhu cầu ngủ trưa của chúng bắt đầu giảm dần. Nói chung, cha mẹ chỉ cần đảm bảo cho con ngủ vào ban đêm bởi so với giấc ngủ trưa, giấc ngủ đêm quan trọng hơn đối với sự lớn lên và phát triển của trẻ. Nó có thể đẩy nhanh quá trình tiết hormone tăng trưởng, thúc đẩy sự phát triển trí não, tăng cường trí nhớ… và chào đón mỗi ngày mai với trạng thái trọn vẹn hơn!
Quan trọng hơn, trẻ ngày càng có ít thời gian ngủ trưa, đây thực chất là dấu hiệu cho thấy hệ thần kinh của trẻ đã trưởng thành. Điều đó cho thấy trẻ không quá phụ thuộc vào việc ngủ trưa trong ngày để phát triển trí não và điều hòa sinh lực... Sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể đang bắt đầu trưởng thành. Vì vậy, trẻ không chịu ngủ trưa, cha mẹ cũng không cần quá lo lắng, hoảng sợ.
Ở độ tuổi nào trẻ có thể không cần ngủ trưa nữa, 5 tuổi hay 6 tuổi?
Có cha mẹ cho rằng độ tuổi tốt nhất là 5 tuổi, có cha mẹ cho rằng 6 tuổi là phù hợp hơn... Trên thực tế, cũng giống như ngủ riêng phòng, không có khoa học nào chứng minh ở độ tuổi nào mà nó nên được xác định theo tình hình riêng của trẻ.
Ví dụ: nếu những điểm sau xuất hiện, điều đó cho thấy trẻ không cần ngủ trưa:
- Dù trẻ không ngủ trưa nhưng buổi chiều vẫn tràn đầy năng lượng. Mặt khác, nếu trẻ không năng động, thiếu sức sống vào buổi chiều thì nên hình thành thói quen ngủ trưa.
- Trẻ khó ngủ trưa và mất nhiều thời gian để đi vào giấc ngủ.
- Trẻ ngủ trưa và cản trở giấc ngủ vào bên đêm.
- Trẻ không chịu ngủ trưa và gây ra một số tác dụng phụ
Nếu giấc ngủ trưa không có ý nghĩa gì với trẻ và trẻ không muốn ngủ trưa thì cha mẹ không nên ép buộc. Chúng ta có thể mang cho trẻ một số đồ chơi, búp bê để trẻ chơi một mình. Bằng cách này, trẻ không bị ép ngủ trưa và không làm phiền những đứa trẻ khác.
Giúp trẻ hình thành thói quen ngủ trưa tốt
Nếu có thể, hãy cố gắng hình thành thói quen tốt cho con bạn ngủ trưa, vì ngủ trưa rất tốt cho con bạn. Những lợi ích cụ thể như sau:
Nâng cao hiệu quả học tập
Đối với trẻ em đến trường, sau một buổi sáng học tập, não bộ luôn trong trạng thái mệt mỏi, và một giấc ngủ trưa chắc chắn là cách tốt nhất để loại bỏ mệt mỏi và cải thiện chức năng não bộ vào buổi chiều.
Tăng cường trí nhớ của trẻ
Trang web “Guardian” của Anh đưa tin, một nghiên cứu của nhà tâm lý học người Mỹ cho thấy một giấc ngủ ngắn có thể giúp trẻ ghi nhớ những gì đã học vào buổi sáng.
Giúp phát triển chiều cao và thể chất
Trong thời gian trẻ ngủ trưa, cơ thể sẽ tiết ra hormone tăng trưởng, mọi cơ quan trong cơ thể sẽ được nghỉ ngơi, điều này cũng có thể thúc đẩy cơ thể phát triển tốt hơn.
Điều này cho thấy cha mẹ vẫn cần giúp con hình thành thói quen ngủ trưa, nhưng hãy nhớ rằng, đó là giúp đỡ chứ không phải ép con ngủ trưa.
* Tiêu đề bài viết đã được biên tập lại
Theo Dương Huyền/ Thương Hiệu và Pháp Luật