Bởi vậy các bậc cha mẹ hãy học cách che chở, bảo vệ con mình khỏi những nguy hiểm, khó khăn trong cuộc sống nhưng điều quan trọng là đừng bao giờ bao bọc trẻ quá kỹ.
Khi con trẻ khóc bố mẹ đã bế lên, ôm vào trong vòng tay âu yếm nhưng điều quan trọng mà bố mẹ cần phải nghĩ đến là lắng nghe con trẻ, vì sao con khóc? Vuốt ve âu yếm mỗi khi con trẻ buồn, lo lắng, sợ hãi…Điều đó rất quan trọng cho sự phát triển não bộ của trẻ.
Theo Catherine Guegen- tác giả cuốn sách "Vivre heureux avec son enfant" cho rằng: " Một trong những sự khác nhau giữa người lớn và trẻ em đó là sự chưa trưởng thành và sự mong manh của não bộ và điều này cần sự thấu hiểu, tin tưởng, quan tâm thậm chí có những âu yếm vỗ về ở con trẻ là điều cần thiết".
|
Ảnh minh họa. |
Khi đứa trẻ bị căng thẳng, não tiết ra cortisol và adrenalin, đây là những chất có hại cho não bộ của trẻ và khi chúng ta làm dịu đứa trẻ thì các chất này được tiết ra ít hơn nhưng không phải vì vậy mà quá bao bọc con trẻ.
Sau đây là những ví dụ chứng tỏ bố mẹ đang bao bọc trẻ quá kỹ:
- Không cho con trẻ được leo trèo, chạy nhảy.
- Không cho người lạ bồng bế trẻ
- Trả lời những nhu cầu của con trẻ trước khi trẻ được diễn tả
- Không cho con trẻ được đến nhà bạn bè chơi
-Tránh ra ngoài cả bố mẹ vì sợ không có ai chăm trẻ…
Và thực tế điều gì khiến bố mẹ quá bảo vệ con trẻ ?
- Bố mẹ quá lo lắng. Theo bác sĩ Ercilia Palacio Quintin, nhà Tâm lý học “Lo lắng là kẻ thù lớn nhất của các bậc bố mẹ » và họ sẽ quá bảo vệ con trẻ trong mọi điều, vì vậy khi trẻ lớn lên thì môi trường sống quá lạ lẩm và "hiểm nguy" cho trẻ.
- Con hiếm muộn. Khi những cặp vợ chồng bị vô sinh hay sau thời gian chờ đợi có con quá lâu, đứa trẻ sinh ra là tài sản "vô cùng quý giá", đứa trẻ được cưng chiều và được bao bọc bằng mọi giá.
Khi bạn thấy con trẻ khỏe mạnh, chơi đùa, vui chơi, không cần sự giúp đỡ thì hãy để cho con trẻ được khám phá, tìm hiểu thế giới này.
Bs Ái Thủy