1. Lười trải nghiệm những khoảnh khắc chung
Dành thời gian cho nhau là rất quan trọng. Những cặp đôi làm được điều này sẽ có cảm giác hài lòng hơn trong mối quan hệ của họ, so với những cặp bận đeo đuổi thú vui riêng. Lý do đơn giản là cùng nhau chia sẻ những trải nghiệm mang họ đến gần nhau hơn. Nhưng điều quan trọng bạn cần nhớ là thời gian chất lượng quan trọng hơn số lượng.
Thiếu giao tiếp là một trong những lý do quan trọng nhất dẫn đến chia tay. Nếu hai người ngồi cả ngày cạnh nhau nhưng chỉ bận tâm đến việc cá nhân, điều đó có nghĩa là bạn không dành bất kỳ thời gian chất lượng nào cho nửa kia. Nên cố gắng hướng đến những điều khiến hai bạn tương tác nhiều hơn, ví dụ như đi dạo cùng nhau chẳng hạn.
Ảnh minh họa: Brightside.
2. Nhắc lại quá khứ của đối phương
Mỗi người đều có quá khứ không muốn tiết lộ và một khi đã lựa chọn ở bên ai đó, cách để tình yêu bền vững chính là để quá khứ ngủ yên. Cố tình đào bới chuyện cũ có thể gây tổn hại niềm tin trong tình yêu. Đối phương sẵn sàng chia sẻ câu chuyện nhưng phía còn lại dùng chính điều đó để chất vấn, tạo thành cuộc tranh cãi, điều đó có thể phá hủy sự tin tưởng gầy dựng trong suốt thời gian yêu nhau.
Mặt khác, việc nhắc lại quá khứ của đối phương có thể làm cho mối quan hệ tiêu cực. Đặc biệt, nếu đó là chủ đề nhạy cảm hoặc không muốn nhớ lại còn sẽ khiến người ấy bị tổn thương và oán giận.
3. Bắt lỗi nhau
Trước đây, họ là một cặp đôi yêu thương nhau thắm thiết. Có yêu đương thì mới có chuyện kết hôn, về chung một nhà. Thế nhưng sau nhiều năm hôn nhân, chẳng biết từ bao giờ họ lại dành cho nhau những cái nhìn soi mói, luôn cảm thấy đối phương không được như những gì mình mong muốn.
Họ bắt đầu tìm lỗi của nhau, săm soi nhau, ghét nhau mà quên mất lí do ngày xưa đã từng yêu thế nào. Chẳng có ai là hoàn hảo cả, ai cũng có những khuyết điểm nhất định. Trong hôn nhân, các bạn lại càng cần nhìn nhau bằng đôi mắt bao dung, khám phá ưu điểm của nhau. Có như vậy thì cả hai mới bền chặt, lâu dài được.
Bắt lỗi và săm soi điểm xấu của đối phương chỉ càng khiến cho mối quan hệ cả hai sứt mẻ mà thôi.
Hãy tôn trọng ranh giới của đối tác. Ngoài ra, đừng xúc phạm nếu nhu cầu của họ không phù hợp với bạn. Ảnh minh họa.
4. Coi những gì đối tác làm là 'chuyện đương nhiên'
Việc quen thuộc với những thứ tốt đẹp mà đối tác của bạn làm, đến mức coi đó là điều hiển nhiên thực sự là hiểm họa. Nếu đối tác của bạn luôn giữ nhà cửa sạch sẽ, đừng chỉ cho rằng đó là thói quen của họ và không đáng để bạn thể hiện sự đánh giá cao hàng ngày. Mặc dù người ấy vẫn luôn làm như vậy mỗi ngày, đó vẫn là một nỗ lực mà đối tác dành cho gia đình, dành cho chính bạn.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng một người rất có thể chia tay với người bạn đời của mình nếu họ bắt đầu cảm thấy không được trân trọng, hay những phẩm chất cá nhân của họ không được đối tác đánh giá cao như trước đó. Thế nên, đừng quên khen ngợi vẻ đẹp, khiếu hài hước hoặc lòng tốt của một nửa, đừng quên đánh giá cao những nỗ lực mà họ đang đóng góp cho gia đình.
5. Từ bỏ sự phát triển bản thân sau kết hôn
Có một câu ngạn ngữ của Ả Rập: "Một người bạn đời tốt cũng giống như những bánh xe của cỗ xe ngựa, chúng luôn đồng bộ tiến về phía trước".
Trạng thái tốt nhất trong một mối quan hệ phải là sự độc lập, phụ thuộc nhưng cùng nhau phát triển. Ngoài danh nghĩa vợ chồng, mỗi cá nhân đều có kỳ vọng mới đối với bạn đời. Khi một người từ bỏ phát triển bản thân vì nhiều lý do, thế giới dày công xây dựng sẽ sụp đổ.
Vì thế, cha mẹ cần nói với các con rằng, trên con đường đi tìm hạnh phúc, con đường đáng tin cậy nhất là đi tìm chính mình. Một cuộc hôn nhân cùng nhau tiến bộ sẽ bền vững hơn là mối quan hệ được gắn với ngàn lời ngọt ngào.
Theo năm tháng, chắc chắn bạn cũng như nửa kia sẽ thay đổi. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn ngừng chăm sóc bản thân. Ảnh minh họa
6. Thích kiểm soát và thay đổi đối phương
Một trong những sai lầm khiến mối quan hệ tan vỡ là sự kiểm soát trong tình yêu. Nhiều người có xu hướng muốn đối phương làm theo mong muốn của mình. Khi không đạt được điều này, họ dễ trở nên tức giận và thậm chí dùng những lời lẽ nặng nề để trút giận với người đó.
Tuy nhiên, việc cố gắng kiểm soát và thay đổi người khác không phải là việc nên làm bởi cả hai dù giống nhau đến nhường nào cũng có những tính cách, mong muốn và quan điểm sống riêng. Thay vì cố gắng chỉ trích, áp đặt thì hãy cùng ngồi lại chia sẻ và lắng nghe đối phương muốn gì. Bên cạnh đó, cả hai cũng có thể tìm kiếm những điểm tương đồng để cùng nhau trải nghiệm.
7. Quá mải mê công việc
"Một trong hai bên có thể là người nghiện công việc," Sussman cho biết, "hoặc coi trọng công việc hơn hôn nhân."
Theo Michael McNulty – bậc thầy về các mối quan hệ tại The Gottman Institute: "Lấy một người cuồng công việc chẳng gì bị 'cắm sừng'".
Ảnh minh họa
8. Che giấu sự tổn thương của riêng mình
Cởi mở, chia sẻ sự tổn thương của bản thân đôi khi là cách giúp bạn có thể kết nối với một nửa. Khi bạn né tránh điều này, bạn có thể ngày càng khó cởi mở và tin tưởng nửa kia, trong khi điều này rất quan trọng trong các mối quan hệ gần gũi. Bạn không để nửa kia gần gũi đủ để hiểu về bạn nhiều hơn. Kết quả là, giữa hai phía không thể phát triển tình yêu và tình cảm sâu sắc.
9. Thiếu những kế hoạch cho tương lai
Giai đoạn mới yêu, các cặp đôi rất ít khi tính toán chuyện tương lai. Tuy nhiên, áp lực cuộc sống dễ khiến cả hai rơi vào tình trạng hoang mang, hoài nghi về tình yêu bền chặt. Vì vậy, cặp đôi cần phải thảo luận và nhìn nhận thực tế về những vấn đề như tài chính, con cái, gia đình.. qua đó cùng cố gắng có cuộc sống tốt hơn.
Theo Tường Vy/Suckhoedoisong