Nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh
Trong giai đoạn đầu hôn nhân, tình yêu được trọn vẹn khi cả hai cùng dành thời gian cho nhau và cảm xúc thăng hoa với những ước mơ và dự định màu hồng. Cho đến lúc đứa con đầu tiên chào đời, vợ bắt đầu tập trung vào em bé, cơ thể bắt đầu thay đổi dẫn đến nhiều sự thay đổi về tâm lý.
Người chồng cũng bắt đầu cảm thấy hụt hẫng với sự tập trung của vợ và cảm thấy như mình bị bỏ rơi. Sự thay đổi nguồn tài chính trong nhà sẽ làm cả hai cùng cảm thấy áp lực.
|
Ảnh minh họa. |
Trầm cảm thường gặp ở chị em khoảng 5 ngày sau khi sinh. Nếu kéo dài hơn 2 tuần, chứng trầm cảm sau sinh và các diễn biến sẽ nặng và nguy hiểm hơn rất nhiều.
Để tránh những hậu quả nghiêm trọng, như việc mẹ giết con, mối quan hệ gia đình rạn nứt chúng ta cần quan tâm và hiểu đúng về nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh.
Nguyên nhân gây trầm cảm sau sinh gồm:
Nồng độ hormone giảm nhanh sau sinh: Sự sụt giảm hormone dẫn đến tâm trạng thay đổi thất thường. Điều này mang đến hậu quả nghiêm trọng là mình có thể mang ức chế cho tất cả người xung quanh, và khi không còn ai dám chia sẻ cuộc sống, bạn lại có cảm giác bị bỏ rơi.
Chưa thích nghi với trách nhiệm chăm sóc bé: Tã, sữa, tắm giặt, cân nặng, chiều cao của bé đều là trách nhiệm của mẹ. Thay vì chỉ chăm sóc bản thân và chồng, việc có em bé đem tới cho bạn một trách nhiệm quan trọng và buộc phải cẩn trọng từng chi tiết.
Thiếu ngủ: Việc phải thức dậy nhiều lần trong đêm cho bé bú, dỗ dành khi bé đau bụng hoặc giật mình khiến bạn cảm thấy mình luôn trong trạng thái thiếu ngủ. Từ đó dẫn đến suy nhược thần kinh và thiếu sự tập trung. Bạn hay quên và nóng tính.
Tiến sĩ Phan Thị Huyền Trân sinh năm 1985 - Tốt nghiệp Tiến sĩ Tâm lý học tại American Liberty University.
Cô được biết đến với biệt danh "Phù thủy Hạt tiêu" (Dr Pepper) bởi những tư vấn, trị liệu tâm lý của cô đã làm thay đổi cuộc sống của nhiều phụ nữ.
Huyền Trân cũng nổi tiếng với các khóa học dành cho phụ nữ như: Nghệ thuật quyến rũ, lớp học Hạnh phúc, Quý cô Thú vị, New You, Khám phá đam mê, Đọc vị và xoay chuyển người đối diện, các khóa học để bung tỏa năng lượng xấu như Vũ điệu giải thoát, Thiền hạnh phúc, Sexy yoga...
Không nhận được sự hỗ trợ, chia sẽ từ chồng hoặc gia đình, bạn bè: Thời gian biểu và tất cả mọi việc xung quanh bạn thay đổi, và bạn tự hỏi tại sao chồng không hiểu và thay tã giúp mình hay tại sao người kia không làm việc kia giúp mình….
Và bạn quên mất rằng chồng mình cũng đang bị áp lực với những thay đổi về tài chính và tâm lý. Còn những người khác cũng có cuộc sống áp lực của riêng họ.
Thay đổi sự quan tâm từ mình (khi mang thai) sang bé: Bạn cảm thấy mình bị lơ đi vì ai cũng dồn sự quan tâm cho thành viên mới.
Thay đổi công việc và bỏ lỡ sự nghiệp: Bạn không chỉ hi sinh thời gian dành cho bản thân, mà cả những dự định phát triển sự nghiệp. Do đó, bạn sẽ đổ lỗi cho em bé và…. chồng
Em bé không xinh đẹp như mình mong: Khi đang mang thai, bạn tưởng tượng một em bé chiếc mũi cao của chồng, giống môi son và da trắng của bạn. Và khi bé không như bạn mong, bạn sẽ cảm thấy thất vọng, thậm chí xa lạ và nặng hơn là ghét gương mặt bé.
Ngoại hình thay đổi đáng kể: Vòng eo tăng, da bụng nhăn nheo…. Tất cả sự biến đổi đều làm cho bạn cảm thấy mất tự tin và sự kiêng khem trong chăn gối càng dẫn đến những suy nghĩ tiêu cực.
Trầm cảm trong khi mang thai: Kéo dài trầm cảm từ khi mang thai, khi cơ thể bắt đầu thay đổi dẫn đến việc bạn rơi vào trầm cảm sâu sau sinh.
Những điều cần tự giúp mình nếu bạn thấy có những dấu hiệu trầm cảm
Trầm cảm sau sinh ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm trọng đến chất lượng sống và chất lượng các mối quan hệ. Vì vậy, khi có bất cứ dấu hiệu nào xảy đến và bạn nghĩ mình đang trong giai đoạn trầm cảm, cần tham khảo ý kiến của chuyên gia tâm lý tin cậy và nhanh chóng tìm ra biện pháp và phương cách điều trị ngay.
Ngoài ra, bạn có thể tự giúp mình một phần kết hợp với chuyên gia bằng những phương pháp sau:
Ăn nhiều trái cây và rau củ: Giúp lấy lại vóc dáng và không làm căng thẳng các chức năng tiêu hoá. Cải thiện việc cân bằng nội tiết tố.
Tập luyện những động tác nhẹ nhàng: Giúp các tế bào máu lưu thông tốt và lượng oxy vận chuyển trong cơ thể, não bộ nhiều hơn. Điều này giúp ích rất nhiều cho những suy nghĩ tích cực.
Tham gia câu lạc bộ: Đặc biệt những câu lạc bộ dành cho những bà mẹ, chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc bé và cách lấy lại vóc dáng. Được chia sẻ, bạn sẽ cảm thấy mình có thêm năng lượng và cân bằng tốt hơn.
Đừng tập trung toàn bộ năng lượng và thời gian vào bé: Hãy nhớ, bạn sẽ cho bé nguồn năng lượng và chất lượng của sự chăm sóc tốt nhất. Và nếu bạn cứ cho mà không nhận vào, bạn sẽ cạn năng lượng và rơi vào bế tắt. Hãy dành thời gian cho bản thân, ít nhất đủ để bạn cảm thấy vui và phục hồi năng lượng.
Chia sẻ cảm xúc cùng chồng và gia đình: Hãy nói về cảm xúc và tâm trạng của bạn với những người bạn yêu thương và chia sẽ sự giúp đỡ từ họ, trong việc chăm sóc bé và thời gian cho bản thân. Đừng quên, bạn cũng phải lắng nghe và chia sẽ những cảm xúc của họ, để cùng tìm ra hướng đi chung tốt đẹp nhất cho gia đình mà mình yêu quý.
Triệu chứng trầm cảm sau sinh
Mất kiểm soát cảm xúc, vui buồn thất thường và không rõ nguyên nhân
Buồn thường xuyên
Khóc không cần lý do
Dễ giận dữ
Cơ thể thường xuyên mệt mỏi
Cảm thấy mình không có hứng thú với bất cứ việc gì
Cảm thấy tuyệt vọng với tất cả
Cảm thấy mình vô dụng
Tự đổ lỗi cho mình hoặc cho chồng
Hay quên, khó tập trung
Thay đổi thói quen ăn uống, khi thì ăn quá nhiều, khi thì quá ích, hoặc quá ngọt
Muốn tự tử
Không có nhu cầu và sức khoẻ cho tình dục
Có tư tưởng làm hại đứa bé
Khó thở
Thường xuyên đổ mồ hôi
Tim đậm mạnh và nhanh (xảy ra một vài lần/ngày)
Hay hoảng sợ mà không biết sợ điều gì
Theo Zing News