Nếu bạn nghĩ rằng bệnh Alzheimer chỉ xảy ra ở người cao tuổi thì bạn đã nhầm. Thực tế, nhóm bệnh nhân mắc Alzheimer đang dần trẻ hóa. Căn bệnh này ảnh hưởng mạnh mẽ đến trí nhớ và chức năng nhận thức, đặc trưng bởi rối loạn hành vi.
Vào năm 2016, một số liệu cho thấy tổng số trường hợp mắc chứng sa sút trí tuệ trên thế giới lên tới 43,8 triệu người và tử vong do sa sút trí tuệ đã trở thành nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 5 trên thế giới.
Có nhiều loại sa sút trí tuệ khác nhau, trong đó phổ biến nhất là bệnh Alzheimer. Nhiều bệnh nhân khi mới bắt đầu bệnh không có những biểu hiện điển hình, khi phát bệnh họ rất kín tiếng, cũng có nhiều người khi phát hiện ra bệnh đã phát triển đến giai đoạn rất nặng.
|
Ảnh minh họa. |
Ban đầu, người bệnh chỉ quên ít, sau này, họ không thể nhớ bất cứ thứ gì, bất cứ ai. Bản thân bệnh nhân mất trí nhớ không đau khổ lắm, người đau khổ thực sự chính là những người thân xung quanh.
Ngoài việc hay quên, cuộc sống của người mắc bệnh Alzheimer cũng trở nên rắc rối. Họ không chỉ dễ bị lạc đường mà còn không biết làm nhiều việc, ngay cả ăn uống đơn giản cũng cần được giúp đỡ vì họ đã quên mất mọi người nên ăn như thế nào, gắp đũa hoặc dùng thìa ra sao.
Để phòng ngừa bệnh Alzheimer, bác sĩ kiến nghị, dù trẻ cũng phải tránh xa 4 thói quen cực xấu này:
1. Không tập thể dục: Bạn đã không tập thể dục bao lâu rồi? Bất kể bạn chưa tập thể dục bao lâu, chúng tôi khuyên bạn nên tăng cường tập thể dục vì không vận động trong thời gian dài có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer.
Tuân thủ lâu dài các bài tập thể dục vừa sức, hoặc thường xuyên tham gia tập luyện aerobic, có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và cải thiện chức năng nhận thức.
2. Thức khuya: Khi chúng ta lớn lên, luôn có những việc phải làm, những điều phải suy nghĩ dẫn đến thức khuya. Nhưng dù lý do là gì thì rối loạn giấc ngủ là một yếu tố quan trọng dẫn đến bệnh Alzheimer.
Khuyến cáo bạn nên ngủ đủ giấc và không nên thức khuya.
3. Hút thuốc và uống rượu: Một số người nghĩ rằng hút thuốc và uống rượu là cách tốt nhất để giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống, nhưng cách này có thể dẫn đến bệnh Alzheimer.
Ví dụ, hút thuốc lá ảnh hưởng rất lớn đến chức năng nhận thức, do tác dụng gây độc thần kinh của nicotin. Đối với nam giới, hút thuốc lá cực dễ dẫn đến bệnh Alzheimer.
Một số nghiên cứu đã đưa ra kết luận tương tự, với những bệnh nhân Alzheimer có tiền sử uống rượu sẽ bị suy giảm nhận thức nhanh hơn.
4. Áp lực tinh thần cao: Áp lực càng lớn, tinh thần càng sa sút và nguy cơ mắc bệnh Alzheimer càng cao. Nhiều học giả cho rằng có khả năng xảy ra do sự mất cân bằng của trục dưới đồi, tuyến yên và tuyến thượng thận nên một số glucocorticoid được tiết ra làm các dây thần kinh trong cơ thể thoái hóa có hệ thống.
Nghiên cứu cũng cho thấy, những người ít căng thẳng, luôn lạc quan có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer thấp hơn.
Mời độc giả xem thêm video: Tác hại của rượu bia đối với sức khỏe. (Nguồn video: THĐT)
Kiều Dụ (Theo SH)