Thịt gà
Đây là là loại thực phẩm có tính ấm (ôn), tính ngọt (cam) vì vậy khi kết hợp với tỏi là tính đại nhiệt (nóng) sẽ khiến món ăn trở nên nóng, khó tiêu và dễ sinh ra táo bón, kiết lị. Nếu bạn bị táo bón vì đã ăn gà với tỏi, để mau khỏi, bạn có thể nấu nước lá dâu uống.
Trứng
Sai lầm rất nhiều người hay mắc phải là ăn trứng cùng với tỏi, đây là sự kết hợp có thể biến thành chất độc gây hại cho cơ thể. Theo BS An Thị Kim Cúc, nguyên Phó chủ nhiệm Khoa sức khoẻ cộng đồng, Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội, cho biết khi tỏi được chiên quá cháy sém sẽ tạo ra một chất rất độc, vì vậy chúng ta không nên ăn trứng cùng với tỏi.
|
Ảnh minh họa. |
Cá diếc
Loại cá này rất hấp dẫn khi thực hiện các món ăn như kho mặn, rán giòn, nấu canh chua… Thực phẩm này có tác dụng thông huyết mạch, bổ thể nhược, bổ âm huyết, ích khí tiện tì, thanh nhiệt giải độc, thông mạch hạ sữa, lợi tiểu tiêu sưng, khử phong thấp, tốt cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bạn không nên nấu cá diếc với tỏi, vì chúng kiêng kỵ lẫn nhau. Nếu ăn chung cá diếc và tỏi có thể làm tăng co giật đường tiêu hóa.
Cá trắm
Loài cá này cũng là một trong những thực phẩm không nên kết hợp với tỏi, vì vậy bạn không nên dùng tỏi kết hợp với cá trắm. Mặc dù cá trắm là thực phẩm bổ dưỡng, rất ngon, thịt chắc song trong quá trình chế biến, bạn chỉ nên ướp cá trắm với thì là và gừng, mà không nên sử dụng tỏi. Bởi vì, cá trắm có tính bình, vị ngọt không phù hợp với tỏi, nếu cho tỏi vào dễ dẫn đến thức ăn gây chướng bụng và dễ sinh ra giun sán…
Thịt chó
Thịt chó không nên ăn với tỏi vì sẽ gây khó tiêu. Bạn có thể ăn thịt chó với riềng, sả, gừng, nhưng tuyệt đối không thể ăn với tỏi. Bởi tỏi có tính cay và nóng rất kị với thịt chó nhiều đạm, dễ gây chướng bụng, tả lị.
Các thực phẩm khác kỵ với tỏi:
Ngoài ra, tỏi không nên kết hợp hoặc dùng chung với các thực phẩm như:
- Tỏi kết hợp với hành gây hại thận và dạ dày
- Tỏi ăn với xoài (gỏi xoài) có thể làm vàng da
- Tỏi ăn với các loại thịt như thịt dê, thịt gà, thịt chó thường sinh nhiệt, gây nóng, chướng bụng, khó tiêu…
- Tỏi ăn chung với mật ong dễ dẫn đến tiêu chảy
- Tỏi không nên kết hợp với các loại thuốc bổ hoặc dùng với hà thủ ô, đan bì (mẫu đơn bì), địa hoàng…
- Mỗi buổi sáng, các bạn chỉ nên ăn từ 1 – 2 nhánh (tép) tỏi nhỏ là đủ, tuyệt đối không nên ăn quá nhiều bởi nó sẽ gây phản tác dụng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Nên cắt thành miếng nhỏ, để ngoài không khí từ 10 – 15 phút rồi mới ăn sẽ mang lại tác dụng tốt hơn.
- Nếu bạn mắc một số vấn đề sức khỏe như viêm loét, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này.
- Với những người đang sử dụng thuốc, chúng ta nên tránh dùng tỏi vì nó có thể gây phản ứng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh, khiến việc điều trị kéo dài hơn.
Những lưu ý khi chế biến tỏi
Theo các nhà dinh dưỡng, mỗi ngày ăn khoảng 10g tỏi là tốt nhất và tỏi sẽ phát huy công dụng trị bệnh hữu hiệu. Nhưng ăn tỏi cho đúng cách không phải ai cũng biết.
Lương y Đinh Công Bảy hướng dẫn: "Tỏi có thể ăn tươi hoặc nấu chín. Ăn đúng cách là băm tỏi thật nhuyễn, đặt trong không khí 10-15 phút mới ăn hoặc chế biến. Vì trong tỏi không có allycin tự do, chỉ sau khi băm nhuyễn, dưới tác dụng của enzyme thì tỏi mới phóng thích ra chất allycin. Tỏi băm nhuyễn, dù nấu chín vẫn bảo tồn được 60% tác dụng dược lý.
Nhiều người do không biết đã chế biến tỏi ngay sau khi đập dập hoặc xắt nhỏ. Nhưng để tận dụng tối đa lợi ích của tỏi, chúng ta nên đập tỏi ở nhiệt độ phòng trước khi chế biến 15 phút. Khi đó, các enzyme có thời gian để tăng cường hiệu quả của các hợp chất có lợi cho sức khỏe trong tỏi".
Mời quý độc giả xem video Top thực phẩm bảo vệ thận tốt nhất:
Theo PV/Ngày Nay