Ngô
Trong ngô chứa rất nhiều chất chống oxy hóa và ung thư hiệu quả, chính là beta-cryptoxanthin. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, người ăn nhiều chất này sẽ giảm thiểu đến 27% nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi.
Trong một bắp ngô cỡ trung bình có 2g chất xơ, có tác dụng làm giảm mức cholesterol, qua đó giúp giảm được nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết. Loại thực phẩm này cũng có tác dụng đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Chất chống oxy hóa glutathione có trong ngô có thể ức chế hiệu quả chất gây ung thư sau khi vào cơ thể người. Đồng thời, chất này có thể khiến chất gây ung thư mất hoạt tính nhanh chóng, sau đó bị đào thải ra ngoài qua đường tiêu hóa.
Nhờ chứa rất nhiều chất chống oxy hóa, ăn nhiều ngô giúp cơ thể có khả năng tự quét các gốc tự do trong cơ thể, do đó có tác dụng phòng chống ung thư cực tốt.
Hành tây
Trong hành tây còn chứa hợp chất flavonoid khá quan trọng là quercetin. Hợp chất này đã được các nghiên cứu chứng minh đặc tính chống ung thư.
Hành tây chứa các hợp chất lưu huỳnh và chất chống oxy hóa flavonoid có thể làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư như: ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng,...
Hành tây cũng chứa fisetin và quercetin thuộc chất chống oxy hóa flavonoid, có thể ức chế sự phát triển của khối u.
Cà tím
Cà tím có chứa 13 loại hợp chất phenolic có khả năng chống lại ung thư và hỗ trợ điều trị ung thư. Cà tím có khả năng phòng ngừa những căn bệnh ung thư vì nó còn chứa nhiều chất chống oxy hóa, có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể. Bạn nên ăn cà tím nguyên cả vỏ vì các nghiên cứu cho thấy, lớp vỏ cà tím chứa nhiều chất xơ hơn cả ruột.
Cà chua
Cà chua là một nguồn dồi dào của các hợp chất chống oxy hoá và vitamin C. Những hợp chất này rất hiệu quả trong việc giúp cơ thể chống chọi lại các gốc tự do gây ung thư. Ngoài ra, lượng lycopene cao trong cà chua cũng là một chất ngăn ngừa ung thư hữu hiệu. Do đó, ăn cà chua thường xuyên là cách giúp bạn giảm thiểu khả năng mắc các loại ung thư.
Bắp cải
Bắp cải chứa một nhóm chất được gọi là glucosinolate, là những hợp chất có chứa lưu huỳnh. Chúng bị phân hủy trong cơ thể để tạo thành các hợp chất hoạt tính sinh học như isothiocyanates, indoles, nitriles và thiocyanates có tác dụng chống ung thư.
Bắp cải có thể giúp làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt và giảm nguy cơ phát triển ung thư tuyến tiền liệt.
Chuối
Chuối chứa một loại protein giúp ngăn ngừa các tác nhân ung thư. Chuối làm tăng số lượng tế bào máu trắng, đẩy mạnh sức miễn dịch của cơ thể và sản xuất ra chất chống ung thư TNF.
Theo ông thì vỏ chuối có đốm đen có tác dụng tăng cường tính chất của các tế bài màu trắng lên gấp 8 lần so với vỏ chuối xanh.
Theo Hạ Tú/Công lý & xã hội