Thử thai thấy 2 vạch, chưa kịp mừng thì phát hiện chuyện đau lòng

Google News

Khi que thử thai hiện 2 vạch, vợ chồng cô Hồ cực kỳ mừng rỡ, vội đăng ký đi khám sản khoa, nào ngờ khi đi khám lại phát hiện chuyện đau lòng.

Cô Hồ, 30 tuổi, người Đài Loan, lấy chồng năm ngoái, đầu tháng 3 năm nay do chậm kinh nên đã thử thai. Khi que thử thai hiện 2 vạch, vợ chồng cô cực kỳ mừng rỡ, vội đăng ký đi khám sản khoa.
Đúng hôm đi khám, cô Hồ bất ngờ đau bụng dữ dội, được đưa đi cấp cứu trong tình trạng choáng váng, suy kiệt. Sau khi phẫu thuật nội soi xâm lấn tối thiểu, bác sĩ phát hiện cô Hồ mang thai ngoài tử cung dây chằng rộng hiếm gặp, rất nguy hiểm. 
Bác sĩ Lăng Đại Duy, Khoa Phụ sản Bệnh viện Nam Đầu, chỉ ra rằng mang thai ngoài tử cung là tình trạng trứng đã thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung, còn được gọi là thai ngoài tử cung.
Xác suất mang thai ngoài tử cung chiếm khoảng 1-2% trong tất cả các trường hợp mang thai, 95% thai ngoài tử cung xảy ra ở ống dẫn trứng, những vị trí hiếm gặp khác bao gồm cổ tử cung, buồng trứng, khoang bụng, v.v., và vị trí mang thai ngoài tử cung của bệnh nhân này là ở dây chằng rộng (thai ngoài tử cung dây chằng rộng), chỉ chiếm 1/300 trường hợp thai ngoài tử cung, hiếm gặp hơn và khó chẩn đoán hơn, thường chỉ tìm đúng vị trí khi mổ.
Thu thai thay 2 vach, chua kip mung thi phat hien chuyen dau long
Ảnh minh hoạ.
Hầu hết thai ngoài tử cung có thể được điều trị bằng thuốc trong giai đoạn đầu khi chưa có triệu chứng rõ ràng. Một số bệnh nhân mang thai ngoài tử cung không có triệu chứng rõ ràng.
Bác sĩ Lăng lưu ý, một số bệnh nhân có thể có các triệu chứng như chảy máu âm đạo bất thường và đau bụng, nếu được chẩn đoán sớm thì có thể điều trị bằng thuốc, nếu đã gây đau đớn thì phải mổ cấp cứu, nếu không có thể đe dọa đến tính mạng. Những người này thuộc nhóm nguy cơ cao và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức nếu họ gặp các triệu chứng bất thường.
Bác sĩ Lăng cho biết viêm vùng chậu, mang thai ngoài tử cung, phẫu thuật thắt ống dẫn trứng và người hút thuốc đều là những nguyên nhân có thể dẫn đến thai ngoài tử cung. Không có cách nào ngăn ngừa hoàn toàn thai ngoài tử cung nhưng có thể giảm khả năng xảy ra bằng cách hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh.
Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên chú ý đến chu kỳ kinh nguyệt, nếu có hiện tượng chảy máu tử cung bất thường hoặc đau bụng thì nên đến gặp bác sĩ sản phụ khoa càng sớm càng tốt.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Nữ sinh lớp 7 tự sinh con, tại sao mang thai mà không ai biết?

Nguồn video: Kienthucnet

Kiều Dụ (Theo CNT)