Vừa qua, Tổ tuần tra kiểm soát giao thông Trạm Cảnh sát giao thông (CSGT) Quảng Xương, Thanh Hóa đã bắt giữ một ô tô tải vận chuyển 315kg thịt bò trôi nổi, không rõ nguồn gốc đưa đi Hà Nội tiêu thụ.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện hơn 300kg thịt bò đó đang trong quá trình phân hủy, bốc mùi hôi thối, không có giấy tờ hợp lệ.
Ngay sau đó, CSGT đã tiến hành bàn giao toàn bộ số hàng hóa, phương tiện nói trên cho cơ quan chức năng xử lý theo chức năng, thẩm quyền.
Tất cả số thực phẩm bẩn trên đều được cơ quan chức năng xử lý. Tuy nhiên, nếu trót lọt thì trong số thực phẩm trên sẽ được “phù phép” len lỏi vào mâm cơm của các gia đình, các nhà hàng, quán ăn… Và hậu quả là người tiêu dùng phải gánh chịu.
Trước đó, Đoàn liên ngành tỉnh Bình Dương cũng đã phát hiện cơ sở kinh doanh chứa 200kg thịt bò ôi thiu, chảy nước cùng 2 can nhựa hóa chất, phẩm màu không rõ nguồn gốc.
Chủ cơ sở thừa nhận, số hóa chất, phẩm màu dùng để tẩm vào thịt bò thối “phù phép” thành thịt bò tươi ngon. Chỉ trong tích tắc những tảng thịt bò thối ruồi nhặng bu kín cũng phải tránh xa.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, hóa chất thường dùng để làm trắng, hạn chế ôxy hóa và nấm mốc có tên là metabisulfite. Metabisulfite cũng như các chất tương tự như natri bisulfite... không được dùng cho thịt vì sẽ phá hủy hết các vitamin trong thịt, nhất là vitamin B1.
Việc kinh doanh thịt bẩn hay tẩm hóa chất vào thịt thối để bảo quản, tẩy mùi, mặc dù việc này hết sức nguy hiểm, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng, thậm chí có thể gây ra hậu quả lâu dài.
Đối với người tiêu dùng, nếu dùng quá liều lượng cho phép sẽ có nguy cơ gây dị ứng và lên cơn khó thở ở những người bị bệnh hen suyễn. Đối với công nhân tiếp xúc trực tiếp sẽ có nguy cơ gây kích ứng và dị ứng.
|
Ảnh minh họa. |
Nguy cơ mắc bệnh nếu ăn thịt bò theo cách sau đây
Bệnh tiểu đường
Bạn sẽ có khả năng đứng trước nguy cơ cao bị bệnh tiểu đường tuýp 2 và ung thư đại tràng, ung thư ruột kết… nếu bạn nạp quá nhiều thịt bò vào buổi tối. Theo Tiến sĩ Judith A. Sim Cox, nghiên cứu viên thuộc Đại học Utah (Mỹ), nếu ăn thịt bò vào buổi tối thì bạn đã nạp vào cơ thể một lượng sắt lớn.
Điều này sẽ khiến cho gan phải làm việc quá nhiều, lọc chất sắt có trong thịt bò, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Hệ quả là lượng đường trong máu sẽ tăng bất thường kèm theo nhiều chất béo bão hòa trong thịt bò sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Bệnh tim mạch
Các nhà khoa học đã chứng minh được mối liên hệ giữa thịt bò và nguy cơ mắc bệnh tim mạch nếu người dùng tiêu thụ quá nhiều thịt bò. Khi thịt bò được tiêu hóa trong dạ dày, các vi khuẩn đường ruột sẽ sản sinh ra một hợp chất có tên là Carnitine. Đây là chất gây nên chứng xơ vữa động mạch, từ đó có tác động rất xấu đến hệ thống tim mạch của chúng ta.
Bệnh Alzheimer
Alzheimer là một bệnh thoái hóa não nguyên phát. Bạn có khả năng mắc bệnh này nếu tiêu thụ lượng thịt bò vượt mức cho phép. Nếu cơ thể đã đầy đủ sắt và gan bị yếu thì việc việc ăn quá nhiều thịt bò sẽ làm cơ thể thừa chất sắt. Nếu thừa sắt, các protein có trong não có khả năng phá vỡ các tế bào thần kinh và tiêu diệt chúng. Đây chính là căn nguyên của bệnh Alzheimer.
Do vậy, theo khuyến cáo của các nhà khoa học, lượng thịt bò vừa đủ là từ 300 – 500g/tuần, không nên ăn quá 100g/ngày, thay vào đó nên ăn nhiều cá, thịt gia cầm và rau xanh, hoa quả tươi, sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
Cách chọn thịt bò ngon
Nhiều bà nội trợ búc xúc trước việc mua thịt bò… nhưng lúc ăn mới biết là thịt lợn.
Để tránh hiện tượng đó, khi mua cần ấn nhẹ tay lên miếng thịt. Nếu là thịt bò thật, miếng thịt sẽ dẻo, khô, ít tính đàn hồi, thịt dính tay. Với thịt bò giả, ấn tay vào thấy mềm, bở, không có cảm giác thịt dính vào tay.
Bên cạnh đó, thịt còn tươi, khi cắt thịt không thấy có nước, thịt không hao, chỗ vết cắt có màu sáng, khô. Thịt còn tươi khi màng ngoài thịt khô, không bị nhớt, khối thịt rắn chắc.; không có mùi lạ, mùi thuốc kháng sinh…
Theo MH/Giadinh.net