Khó chịu ở ngực, cổ và cánh tay khi bạn tập thể dục
|
Khó chịu ở ngực là biểu hiện rất nguy hiểm. |
Khó chịu ở ngực là một dấu hiệu nguy hiểm ở cơ thể. Có thể là dấu hiệu của bệnh động mạch vành (CAD): Bệnh động mạch vành (CAD), còn gọi là bệnh tim mạch vành. Bệnh này ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn phụ nữ với biểu hiện đặc trưng của bệnh tim là đau ngực. Khi bị bệnh này, các động mạch cứng và hẹp lại do sự tích tụ cholesterol và các yếu tố khác, máu không thể lưu thông, dẫn đến đau ngực (đau thắt ngực) và đau tim. Đặc biệt khi họ vận động mạnh như làm vườn, leo cầu thang hoặc tập thể dục, cơn đau có thể lan từ ngực đến cổ và cánh tay.
Đi chậm
"Bạn đi chậm hơn người khác, không có khả năng để thực hiện các bài tập thể dục có liên quan đến vận động nhanh có thể bạn đã mang khuyết tật trên mình, điều đó sẽ cảnh báo nguy cơ chết sớm", T.S Paul cho biết.
Việc đi chậm có thể chỉ ra rằng, tim, phổi, hệ tuần hoàn hoặc các hệ thống cơ xương của bạn đang không ở trong tình trạng tốt nhất. Vì thế tập thể dục nhiều hơn và tìm cách chữa trị cho bất kỳ bệnh nào (như bệnh tim) sẽ giúp bạn đi nhanh hơn. Bạn sẽ cảm thấy tuyệt vời khi thường xuyên đi bộ 30 phút mỗi ngày.
Đốm vàng quanh mắt hay khuỷu tay
|
Đốm vàng quanh khuỷu tay cảnh báo bệnh sức khoẻ.
|
Đây là một tình trạng gọi là xanthelasma và do tụ mỡ dưới da. Nó có thể là dấu hiệu cảnh báo cho thấy mức cholesterol của bạn tăng cao. Tùy thuộc vào nguyên nhân, các can thiệp về chế độ ăn uống và tập thể dục có thể giúp giảm cholesterol xấu. Cholesterol cao có thể làm cho nguy cơ phát triển các vấn đề về tim hoặc não như đau tim hay đột quỵ.
Quầng thâm quanh mắt
Mặc dù ngủ đủ giấc nhưng quầng thâm vẫn xuất hiện xung quanh mắt bạn. Đây có thể là triệu chứng của dị ứng khi bạn tiếp xúc với phấn hoa, lông động vật...
Tiểu ra máu mà không đau
Bất cứ lúc nào thấy có máu trong nước tiểu cần đi khám ngay dù có hay không có cơn đau.
Sỏi thận hoặc nhiễm trùng bàng quang hay tuyến tiền liệt là nguyên nhân phổ biến gây tiểu ra máu. Những vấn đề này thường gây đau hoặc khó chịu cần được đi khám để điều trị kịp thời.
Ngược lại, khi thấy máu trong nước tiểu nhưng không thấy đau, một số người không đi khám mà ở nhà theo dõi, đặc biệt khi hiện tượng chỉ diễn ra một lần. Thực tế không nên như vậy, không đau không có nghĩa là không nghiêm trọng.
Ung thư thận, niệu quản, bàng quang, hoặc tuyến tiền liệt có thể gây chảy máu đường tiết niệu. Khi chúng còn nhỏ và chữa trị được, chúng có thể không gây đau. Vì vậy, đừng bỏ qua dấu hiệu quan trọng này bởi vì theo Shulman và Birge, tiểu ra máu có thể là manh mối duy nhất để chẩn đoán sớm.
Theo Bằng Lăng (TH)/Khoevadep