Thay đổi màu sắc trên ngón tay
|
Nếu bạn thấy các ngón tay của mình thường xuyên thay đổi màu sắc, đó là một biểu hiện hết sức nghiêm trọng bạn không bên bỏ qua. |
Nếu bạn thấy các ngón tay của mình thường xuyên thay đổi màu sắc, đó là một biểu hiện hết sức nghiêm trọng bạn không bên bỏ qua. Có thể đây là dấu hiệu bất thường của trạng thái co thắt mạch máu, gọi là hội chứng Reynaud. Bạn cần đi khám bác sĩ ngay để biết chi tiết về tình trạng của mình.
Mờ mắt
Đôi khi bạn thấy mắt của mình mờ đi, không nhìn rõ người đối diện hoặc khó chịu khi đọc sách báo ở khoảng cách bình thường, rất có thể bạn bị cận hoặc loạn thị. Căn bệnh này dù không nguy hiểm nhiều nhưng ảnh hưởng lớn tới thị lực và cần phải điều trị sớm.
Trầm cảm và nghĩ tới tự tử
“Trầm cảm có thể đe dọa tính mạng bởi bệnh nhân có thể tự tử. Bệnh nhân cần hiểu rằng não của họ bị mất cân bằng hóa học. Đó là một bệnh giống như các bệnh khác”.
Các triệu chứng trầm cảm bao gồm buồn bã, mệt mỏi, lãnh đạm, lo âu, thay đổi thói quen ngủ, và chán ăn. Trầm cảm có thể được điều trị bằng thuốc và tâm lý trị liệu.Nếu bạn có ý nghĩ tự tử, hãy chủ động đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Tiểu ra máu mà không đau
Bất cứ lúc nào thấy có máu trong nước tiểu cần đi khám ngay dù có hay không có cơn đau.
Sỏi thận hoặc nhiễm trùng bàng quang hay tuyến tiền liệt là nguyên nhân phổ biến gây tiểu ra máu. Những vấn đề này thường gây đau hoặc khó chịu cần được đi khám để điều trị kịp thời.
Ngược lại, khi thấy máu trong nước tiểu nhưng không thấy đau, một số người không đi khám mà ở nhà theo dõi, đặc biệt khi hiện tượng chỉ diễn ra một lần. Thực tế không nên như vậy, không đau không có nghĩa là không nghiêm trọng.
Ung thư thận, niệu quản, bàng quang, hoặc tuyến tiền liệt có thể gây chảy máu đường tiết niệu. Khi chúng còn nhỏ và chữa trị được, chúng có thể không gây đau. Vì vậy, đừng bỏ qua dấu hiệu quan trọng này bởi vì theo Shulman và Birge, tiểu ra máu có thể là manh mối duy nhất để chẩn đoán sớm.
Hoa mắt, có đốm trắng khi nhìn mọi thứ xung quanh
Những đốm trắng này đôi khi là dấu chấm hoặc một dải dài, đặc biệt xuất hiện khi có ánh sáng trắng, bạn hãy nghĩ ngay tới việc mình bị đục thủy tinh thể. Và nên đi khám ngay để biết được tình trạng mắt của mình.
Dạ dày hay bị sôi lên
Đôi khi, dạ dày của bạn sôi lên và mỗi ngày một tăng cấp độ, đi kèm với đau đớn, hãy nghĩ ngay tới việc bạn đã bị viêm dạ dày.
Đầu vú thay đổi
Điều quan trọng đối với cả nam và nữ là phải để mắt đến ngực để có thể nhận biết sớm bất kỳ sự thay đổi nào. Không chỉ phụ nữ, mà cả cánh mày râu cũng có thể bị ung thư vú và những bệnh liên quan đến ngực khác.
Chúng ta đều biết rằng chúng ta nên tự kiểm tra hàng tháng để phát hiện khối u ở ngực. Tuy nhiên, một dấu hiệu ung thư khác thường bị bỏ qua đó là sự thay đổi hình dáng của vú. Chẳng hạn như đầu vú có thể lõm vào trong hay lồi lên, hoặc màu da ở vùng ngực thay đổi.
Những thay đổi này không có nghĩa là bạn bị ung thư vú, nhưng bạn vẫn cần đến bác sĩ để kiểm tra. An toàn cho sức khỏe vẫn tốt hơn là hối tiếc vì phát hiện bệnh quá muộn.
Chân bị sưng
Mỗi khi bị đau chân, chúng ta thường nghĩ là bị căng cơ hay bị va đập, nhưng không nhiều người ý thức rằng phải đến bệnh viện khám ngay khi cảm giác đau kèm theo tình trạng chân bị sưng phồng.
Chân bị sưng phồng gây đau hay khó chịu có thể là do huyết khối tĩnh mạch sâu. Tình trạng máu đông cục ở chi dưới nếu không được điều trị có thể trở nên rất nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm chết người.
Lưỡi loang lổ
Nếu trên lưỡi có những mảng màu trắng loang lổ thì có thể là dấu hiệu của bệnh Celiac, một bệnh lý đường ruột gây ra bởi tình trạng nhạy cảm với gluten, một loại protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch. Người bị bệnh Celiac không thể ăn các thực phẩm chứa gluten, vì khi ăn gluten, hệ đề kháng tạo kháng thể hủy diệt màng ruột non và cơ thể không còn hấp thụ chất dinh dưỡng. Khi cơ thể không hấp thụ chất dinh dưỡng, việc suy dinh dưỡng xảy ra dẫn đến thiếu máu, thiếu sinh tố cho não bộ, bắp thịt, rụng răng và loãng xương.
Nếu lưỡi bạn có những mảng trắng loang lổ, kèm với tình trạng tiêu chảy, ói mửa hay sụt cân, thì cần đến bệnh viện để khám và thực hiện xét nghiệm.
Theo Bằng Lăng/Khỏe & Đẹp