Khi trời trở lạnh, ngoài việc muốn nằm ngủ trên giường, điều mà mọi người nghĩ đến chắc hẳn là một nồi lẩu nóng hổi. Lẩu tuy ngon nhưng cuộc tranh luận ăn lẩu có tốt cho sức khỏe hay không vẫn chưa bao giờ dừng lại.
Lẩu chứa nhiều nhân purin dễ gây bệnh gút, ăn lẩu có thể dẫn đến nạp quá nhiều chất béo gây béo phì, hàm lượng natri trong lẩu quá mức, không có lợi cho việc kiểm soát huyết áp v.v.. Tất cả các loại lập luận dường như đánh đồng lẩu là món không lành mạnh.
|
Ảnh minh họa. |
Trên thực tế, không phải món lẩu không tốt cho sức khỏe mà là do bạn không biết cách ăn.
Bác sĩ Mã Như Viện - chuyên gia dinh dưỡng của Khoa Dinh dưỡng Chế độ ăn uống thuộc Bệnh viện Chữ thập đỏ Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc, khẳng định rằng, lẩu thực sự là một món ăn tương đối lành mạnh và bổ dưỡng, vì khi ăn lẩu người ta sẽ lựa chọn nhiều loại thực phẩm, nguyên liệu tươi sống tạo nên sự đa dạng và phong phú về dinh dưỡng.
Ngoài ra, phương pháp nấu lẩu chủ yếu là đun sôi, ít liên kết chế biến, ít làm hỏng hàm lượng dinh dưỡng của thực phẩm và không có quá nhiều chất độc hại.
Vậy làm thế nào chúng ta có thể ăn lẩu một cách ngon lành mà vẫn tốt cho sức khỏe, đặc biệt trong dịp Tết Nguyên đán? Chuyên gia dinh dưỡng chỉ cho bạn những "thủ thuật" sau:
1. Chọn nước dùng
Việc lựa chọn nước dùng quyết định lượng chất béo chính của món lẩu này, không nên chọn nước dùng có nhiều dầu, bơ, quá cay, quá béo vì nước dùng kiểu này có rất nhiều axit béo bão hòa, tiêu thụ lâu dài có hại cho cơ thể con người. Nên chọn nước dùng ninh từ xương, nếu thấy nhạt thì thêm chút gia vị, nấm, cà chua.
|
Ảnh minh họa. |
2. Chọn món nhúng
Đối với các món thịt, nên chọn thịt càng nạc càng tốt, tránh các món có nhiều chất béo và cholesterol như thịt bò mỡ, thịt cừu béo, óc lợn... dễ gây béo phì, gia tăng các bệnh về tim mạch, mạch máu não.
Không chọn thực phẩm chế biến sẵn như cá viên, thanh cua, thịt hộp, xúc xích, v.v..
Khi lựa chọn đồ hải sản cần kiểm tra độ tươi trước khi cho vào nồi, chế biến xong phải đảm bảo chín mới ăn, không nên tham đồ tươi kẻo nhiễm ký sinh trùng.
Trong việc lựa chọn món chay, nên kết hợp hợp lý nhiều loại, đa dạng các loại rau lá xanh, củ quả, đây là lựa chọn hàng đầu, bổ sung vitamin, tăng lượng chất xơ, tăng cảm giác no, tránh thừa calo.
Cần chú ý khống chế ăn các loại rau có hàm lượng axit oxalic cao như mồng tơi, rau dền, măng v.v. Ăn nhiều sẽ cản trở sự hấp thu các chất dinh dưỡng khác và sinh ra sỏi.
Đối với các loại củ, bạn có thể chọn ngô, khoai lang, khoai tây, lát củ sen, khoai mỡ, v.v., đồng thời cố gắng tránh các loại thực phẩm chứa carbohydrate tinh chế khác.
|
Ảnh minh họa. |
3. Chọn nước chấm
Để tránh việc nạp quá nhiều dầu muối, chúng ta cũng cần xem xét đến nguyên liệu nước chấm, dù là món nước chấm dầu mè tỏi hay nước chấm bột khô đều chứa nhiều dầu, muối và natri. Tuy có thể kích thích sự thèm ăn nhưng nếu nước chấm quá đậm, quá nhiều dầu mỡ, ớt thì có hại cho cơ thể.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên pha loãng nước chấm, nếu nước dùng đã đậm vị thì cố gắng không dùng nước chấm. Cố gắng chọn những nguyên liệu chấm có hương vị nguyên bản hoặc ít dầu.
4. Tránh dùng đồ uống lạnh
Bản thân đồ uống lạnh không thân thiện với dạ dày, nếu thêm lẩu nóng, nóng lạnh luân phiên sẽ càng làm dạ dày và ruột thêm kích ứng.
Tương tự như vậy, bản thân bia lạnh là thực phẩm chứa nhiều purine, thịt và hải sản trong lẩu cũng chứa hàm lượng purine cao, khi cơ thể con người tiêu thụ quá nhiều purine sẽ chuyển hóa thành axit uric, dẫn đến tăng uric máu, tạo thành tinh thể urat ở khớp, mô mềm và các bộ phận khác, từ đó gây ra bệnh gút.
Mời độc giả xem thêm video: Sâu răng có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não (Nguồn video: THĐT)
Kiều Dụ (Theo SH)