Tại sao người Nhật ngâm gạo trước khi nấu?
Ngâm gạo không chỉ dành cho việc nấu xôi nếp, thực tế phương pháp ngâm gạo tẻ và nếp đều giống nhau khi nấu. Gạo được ngâm sẽ hút nước vào. Khi nó được nấu chín, nhiệt sẽ truyền qua các hạt gạo một cách triệt để.
Quá trình hồ hóa diễn ra (hồ hóa làm cho các hạt tinh bột nở ra tối đa cho đến khi cơm chín mềm, bông và thơm ngon). Điều này khác với gạo không vo, hay không hút đủ nước khiến nhiệt không đến được lõi gạo. Do đó, cơm chỉ mềm ở bên ngoài, còn bên trong vẫn cứng.
Việc ngâm gạo trước khi nấu là bí quyết mà người Nhật sử dụng để nấu cơm mềm, dai và rất ngon.
Thời gian ngâm gạo để cơm mềm và ngon
Người Nhật có thói quen ngâm gạo trước khi nấu.
Ngâm gạo trong nước thường mất khoảng 30 phút đến 1 giờ. Có tới 80% lượng nước được hấp thụ vào hạt sau khoảng 30 phút ngâm, điều này đủ để cho nhiệt truyền vào hạt gạo, làm cho hạt gạo nấu chín mềm.
Tuy nhiên, thời gian nước thấm vào hạt gạo sẽ có tốc độ khác nhau theo mùa và thời tiết.
Mùa hè 20-30 phút.
Mùa đông 60-90 phút.
Mùa xuân và mùa thu 45 phút.
Ngoài ra, thời gian ngâm gạo không chỉ phụ thuộc vào mùa mà còn tùy từng loại gạo. Nếu là gạo mới thu hoạch còn nhiều độ ẩm trong hạt thì thời gian ngâm sẽ ít hơn so với gạo thường để lâu. Và nếu là gạo cũ thì có thể phải tăng thời gian ngâm.
Sau khi ngâm có nên xả hết nước không?
Sau khi vo gạo, người Nhật thường cho thêm nước tùy theo lượng gạo và ngâm trong thời gian quy định. Sau đó bấm nồi cơm điện nấu bình thường.
Tuy nhiên, một số thương hiệu nồi cơm điện có thể có quy trình ngâm nước mà không cần thêm nước, có thể cài đặt thời gian ngâm nước gạo tùy theo sở thích.
Tuy nhiên, nếu là thực đơn cơm theo người Nhật hoặc nấu bằng nồi đất thì có thể cần đổ thêm nước sau đó đem nấu ăn như bình thường.
Theo Hoàng Anh/Công lý Xã hội