Trứng vịt lộn thường ăn cùng rau răm. Đây là cách kết hợp hài hòa đem lại sự cân bằng cho cơ thể. Rau răm vị cay nồng, tính ấm, tác dụng sáng mắt, tiêu thực, ấm bụng, sát trùng, chống lạnh bụng và đầy hơi. Trứng vịt lộn có tác dụng cường dương nên phải ăn kèm rau răm vì rau răm sẽ giảm bớt ham muốn tình dục, giảm đầy hơi.
Trứng vịt lộn có tác dụng cường dương nên phải ăn kèm rau răm, vì rau răm sẽ giảm bớt ham muốn tình dục, giảm đầy hơi.
Rau răm là loại rau thơm rất phổ biến trong thực đơn hằng ngày của người Việt. Ngoài độ ngon mang lại cho món ăn, rau răm còn có nhiều công dụng đáng ngạc nhiên về sức khỏe mà ít ai biết đến. Vậy, rau răm có công dụng gì?
Hỗ trợ tiêu hóa
Báo Lao động dẫn nguồn tờ Healthbenefitstimes.com cho biết, tính nóng của rau răm giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra một cách mạnh mẽ, hỗ trợ điều trị và thuyên giảm các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi hoặc chướng bụng.
Điều trị cảm cúm
Rau răm được xem là giúp ích rất tốt cho việc điều trị cảm cúm, một trong các giải pháp lý tưởng cho những người bị cảm.
Có tác dụng trị nấm
Rau răm cũng có tác dụng trị nấm kẽ ngón chân. Loại nấm này là hậu quả của việc để chân tiếp xúc với nước bẩn trong thời gian dài.
Ngoài ra, nấm còn có thể xảy ra với những người phải đi giày cả ngày, đặc biệt là nhân viên văn phòng.
Hỗ trợ các vấn đề về da
Ngoài những lợi ích kể trên, thì rau răm cũng là một loại thảo mộc có hỗ trợ rất tốt cho việc chăm sóc da. Do tác dụng chống viêm và tiêu độc, được xem là một phương pháp tự nhiên tuyệt vời để loại bỏ mụn nhọt cũng như se khít lỗ chân lông.
Dù có nhiều tác dụng nhưng rau răm có tính nóng dễ gây sảy thai. Chính vì vậy, phụ nữ có thai không nên ăn quá nhiều. Người béo phì, người già, bệnh nhân cao huyết áp, tiểu đường đường, rối loạn mỡ máu, tim mạch cũng cần hạn chế ăn rau răm và trứng vịt lộn.
Theo Thùy Dương/Thuơng Hiệu và Pháp Luật