Selena Gomez mắc rối loạn lưỡng cực: Bệnh tâm thần không thể chữa khỏi

Google News

(Kiến Thức) - Trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Elle số tháng 9, Selena Gomez chia sẻ về việc cô đang phải đối mặt với chứng rối loạn lưỡng cực. Theo bác sĩ, đây là căn bệnh không thể chữa khỏi hoàn toàn do nhiều yếu tố.

Ngày 20/8, theo Fox News, trong cuộc phỏng vấn với tạp chí Elle số tháng 9, Selena Gomez nói về việc đấu tranh với căn bệnh rối loạn lưỡng cực. Đây cũng là căn bệnh khiến nữ ca sĩ Britney Spears từng phải nhập viện điều trị.
Selena Gomez cho hay bản thân đang phải đối mặt với nhiều điều trong cuộc sống, từ vấn đề sức khỏe đến sự soi mói của công chúng. Trước đó, nữ ca sĩ tiết lộ cô mắc chứng rối loạn lưỡng cực trong cuộc trò chuyện Bright Minded của Miley Cyrus. "Tôi đến Bệnh viện McLean - một trong những bệnh viện tâm thần tốt nhất ở Mỹ - và được chẩn đoán mắc rối loạn lưỡng cực. Tôi nhận ra điều đó sau khi trải qua nhiều thứ trong cuộc sống", cô nói.
Nữ ca sĩ cho biết cô không sợ bản thân gặp vấn đề sức khỏe tâm thần. "Tôi muốn biết mọi thứ về nó để có thể xóa bỏ nỗi sợ hãi", nữ ca sĩ khẳng định.
Rối loạn lưỡng cực là một chứng bệnh rối loạn tâm thần gây ra sự biến đổi cảm xúc không ổn định. Người bệnh chuyển từ cảm xúc hưng phấn (hưng cảm) sang cảm xúc ức chế (trầm cảm).
Selena Gomez mac roi loan luong cuc: Benh tam than khong the chua khoi
Selena Gomez đang đấu tranh với căn bệnh rối loạn lưỡng cực. 
Nguyên nhân chính xác của hội chứng hiện chưa được tìm ra. Một số nhà khoa học tại Royal College of Psychiatrists (Anh) cho rằng nguồn gốc bệnh có thể do bị tổn thương lúc nhỏ, di truyền hoặc ảnh hưởng bởi hóa chất. Tại Anh, cứ 100 người trưởng thành có một người nhiễm hội chứng Rối loạn lưỡng cực.
Phân biệt rối loạn lưỡng cực và trầm cảm
Để điều trị hiệu quả, cần chẩn đoán chính xác rối loạn lưỡng cực. Việc phân biệt rối loạn lưỡng cực và trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm của rối loạn lưỡng cực là rất cần thiết vì 2 bệnh này khác nhau về di truyền, gốc lâm sàng, kết quả, và điều trị.
Bệnh nhân bị rối loạn lưỡng cực sẽ rất khó để chẩn đoán nếu bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm và không có những biểu hiện hưng cảm hoặc phấn khích.
Đặc trưng duy nhất của trầm cảm đơn cực là trầm cảm nặng.
Bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực có 3 giai đoạn khác nhau:
Giai đoạn trầm cảm nặng,
Giai đoạn hưng cảm, hưng phấn
Giai đoạn trầm cảm.
Rối loạn lưỡng cực là nhóm các bệnh lý khá nặng nề. Tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong cao hơn bệnh trầm cảm.
Điều trị rối loạn lưỡng cực
Bệnh nhân bị rối loạn lưỡng cực không thể chữa khỏi hoàn toàn.
Nguyên nhân không thể chữa khỏi hoàn toàn chứng rối loạn lưỡng cực là do có rất nhiều yếu tố phức tạp gây ra bệnh, trong đó bao gồm rối loạn về gen. Tuy nhiên môi trường xung quanh (như cuộc sống áp lực, mất người thân, mất việc, sinh con, chuyển chỗ ở) cũng có thể làm khởi phát các triệu chứng. Tóm lại, rối loạn lưỡng cực là một bí ẩn mà các nhà khoa học chưa thể hiểu hết được.
Selena Gomez mac roi loan luong cuc: Benh tam than khong the chua khoi-Hinh-2
Bệnh nhân bị rối loạn lưỡng cực không thể chữa khỏi hoàn toàn. 
Tuy nhiên nếu điều trị đúng theo phác đồ, bệnh sẽ thuyên giảm và có thể hết triệu chứng sau vài năm. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc sử dụng phối hợp nhiều phác đồ khác nhau có thể giúp đạt hiệu quả cao. Đôi khi bạn cần thay đổi các loại thuốc hoặc thay đổi liều lượng một thời gian cho đến khi tìm thấy phác đồ phù hợp với bạn nhất. Tuy nhiên điều này sẽ mất thời gian do phải thử đi thử lại nhiều lần.
Các bệnh nhân rối loạn lưỡng cực cần được thăm khám tại các cơ sở y tế. Sau khi được khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh rối loạn lưỡng cực. Bên cạnh đó, người bệnh có thể được yêu cầu làm các xét nghiệm máu, hoặc các xét nghiệm khác để chắc chắn người bệnh có những triệu chứng đang mắc không phải là do một bệnh lý nào khác gây ra.
Khi có kết quả, các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chứa lithium để giúp người bệnh cân bằng cảm xúc. Thêm vào đó, người bệnh sẽ được theo dõi liên tục trong thời gian dài để ngăn ngừa tái phát rối loạn lưỡng cực hưng cảm hoặc trạng thái trầm cảm. Người bệnh sẽ có thể phải uống lithium suốt đời nếu bệnh trở nặng.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ dùng các liệu pháp tâm lý để giúp người bệnh điều trị rối loạn hành và cách kiểm soát suy nghĩ của bản thân.
Người bị bệnh rối loạn lưỡng cực cần có chế độ sinh hoạt hợp lý: ngủ đủ giấc và cố định theo giờ, không mặc cảm tự ti với xã hội, tham gia các hoạt động xã hội, tránh xa các chất kích thích như cà phê, bia, rượu... 

Mời độc giả theo dõi video "Mắc bệnh lạ dị ứng nặng với nước". Nguồn: Youtube.


Thảo Nguyên