Sau một đêm không ngủ để làm điều này, vợ trẻ nôn ra máu phải cấp cứu

Google News

Một bệnh nhân nữ 26 tuổi cũng bị chảy máu dạ dày nặng phải vào viện cấp cứu. Do chỉ sau 1 đêm cãi nhau với chồng, bệnh nhân đã bị xung huyết toàn bộ niêm mạc dạ dày kèm theo chảy máu dạ dày.

Theo người nhà bệnh nhân, hai vợ chồng trước đó chỉ tranh luận việc đi học thạc sĩ hay không. Bản thân bệnh nhân muốn đi học thạc sĩ ở nước ngoài nhưng chồng không đồng ý và có xung đột vợ chồng xảy ra. Đêm đó bệnh nhân đã suy nghĩ, không ngủ và đến ngày hôm sau bị chảy máu dạ dày.
Căng thẳng khiến dạ dày tăng tiết axit trong khi lượng thức ăn đưa vào vẫn không thay đổi, phần axit dư ra trong quá trình tiêu hóa sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày.
Tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn khi tăng tiết axit dạ dày khi đói. Axit dạ dày thường xuyên tác động đến niêm mạc sẽ làm mất đi lớp nhầy niêm mạc có tác dụng bảo vệ, từ đó dẫn đến đau dạ dày, viêm loét dạ dày, tá tràng, chảy máu dạ dày…
Sau mot dem khong ngu de lam dieu nay, vo tre non ra mau phai cap cuu
Hình ảnh thay đổi gây sốc của Jamie.

Triệu chứng xuất huyết dạ dày
● Đau dữ dội vùng thượng vị: Cơn đau lan khắp vùng bụng dẫn tới cứng bụng, cơ thế người bệnh xuất hiện tình trạng toát mồ hôi lạnh, mặt xanh tái, có dấu hiệu nôn ra máu và đi ngoài phân có màu đen.
●Nôn ra máu: Đây là triệu chứng xuất huyết dạ dày điển hình. Người bệnh thường nôn ra máu tươi hoặc máu đen, đôi khi lẫn cả thức ăn do máu tụ lại ở dạ dày một thời gian sau đó mới trào ra ngoài.
●Sắc tố da thay đổi: Hiện tượng xuất huyết dạ dày khiến dạ dày không thể chuyển hóa chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể khiến cơ thể bệnh nhân luôn trong tình trạng mệt mỏi, da dẻ nhợt nhạt.
● Thiếu máu: Triệu chứng xuất huyết dạ dày này dẫn tới tình trạng cơ thể đổ mồ hôi đột ngột, bị chóng, hoa mắt, tụt huyết áp.
Biện pháp chữa xuất huyết dạ dày
Với bệnh xuất huyết dạ dày, dù là cấp tính hay mãn tính người bệnh đền cần nhập viện ngay lập tức. Không nên điều trị tại nhà bởi việc thiếu kiến thức về bệnh lý và sự chậm trễ khi xử lý có thể khiến máu ra nhiều hơn, gây tử vong.
Tại bệnh viện, bệnh nhân bị xuất huyết dạ dày sẽ được điều trị theo phác đồ sau:
● Xuất huyết dạ dày nhẹ: bác sĩ sẽ theo dõi thêm từ 24 - 48 giờ, tiến hành nội soi dạ dày và nếu không còn chảy máu thì sẽ cho xuất viện, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
● Xuất huyết dạ dày nặng: Do vi khuẩn HP thì cần cầm máu ngay lập tức, sau đó tiến hành sử dụng thuốc kháng sinh từ 10 - 14 ngày và điều trị bằng thuốc chữa lành vết loét từ 6 - 8 tuần.
● Nếu bị xuất huyết dạ dày do các nguyên nhân khác thì sẽ cần điều trị thuốc từ 6 - 8 tuần.
Việc điều trị xuất huyết dạ dày bằng thuốc Tây y trong thời gian đầu là cần thiết. Thuốc sẽ giúp hạn chế các triệu chứng phát tác nguy hiểm, tuy nhiên việc sử dụng tân dược lâu dài là không khả thi.
Theo Mộc/Khoevadep