Sắp sản xuất được máu nhân tạo từ tế bào gốc?

Google News

(Kiến Thức) - Công nghệ sản xuất máu nhân tạo từ tế bào gốc sắp trở thành hiện thực để đáp ứng nhu cầu truyền máu ở khắp nơi trên thế giới. 

Mỗi năm trên thế giới có khoảng 300.000 bé sơ sinh bẩm sinh đã bị rối loạn máu di truyền, trong đó có thiếu máu và tan máu bẩm sinh.

Mặc dù đây là tỉ lệ lớn so với dân số nhưng số lượng máu thu được qua các chương trình hiến máu nhân đạo vẫn không đáp ứng đủ. Để giải quyết vấn đề này, các nhà nghiên cứu đã tạo ra một công nghệ có thể sản xuất máu nhân tạo để đáp ứng nhu cầu truyền máu và còn có thể làm giảm các bệnh mắc phải khi truyền máu.

Sap san xuat duoc mau nhan tao tu te bao goc?
 

Các nhà nghiên cứu đang đưa ra công nghệ mới có thể sản xuất máu để đáp ứng nhu cầu truyền Bệnh thiếu máu do hồng huyết cầu hình lưỡi liềm là một bệnh di truyền khiến các tế bào máu bị bẻ cong thành hình lưỡi liềm. Những tế bào máu này thiếu độ mềm dẻo nên có thể làm nghẽn các mạch máu nhỏ, khiến máu lưu thông kém đi. Những bệnh nhân bị thiếu máu hồng cầu hình liềm thường phải truyền máu rất nhiều.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Y Boston đã cố gắng tái tạo máu để giải quyết vấn đề này. Họ lấy một mẫu máu nhỏ của bệnh nhân và tái lập các tế bào hồng cầu để thu được các tế bào gốc, tức các tế bào có khả năng phát triển thành tế bào cùng loại. Những tế bào gốc này có thể biến thành hồng cầu mang đặc trưng của chính bệnh nhân đó.

Sap san xuat duoc mau nhan tao tu te bao goc?-Hinh-2
Bệnh thiếu máu do hồng huyết cầu hình lưỡi liềm khiến các tế bào hồng cầu bị bẻ cong thành hình lưỡi liềm. 

Quá trình nuôi tế bào máu này có thể thực hiện được trong phòng thí nghiệm và có thể giúp hàng triệu người trên thế giới đang có nhu cầu truyền máu thường xuyên.

Kỹ thuật nuôi cấy máu này vẫn đang được hoàn chỉnh và các nhà nghiên cứu tin rằng trong tương lai rất gần, chúng ta sẽ có một ngân hàng máu sản xuất từ tế bào gốc. 

Trang Anh (Theo DM)