Tăng cường chất đạm
Bổ sung quá nhiều chất đạm sẽ thấy mệt mỏi. Nguồn ảnh: Internet
Tăng cường lượng đạm trong các bữa ăn là sai lầm phổ biến thường gặp nhất. Mùa thi kéo dài vài tháng nên nhiều phụ huynh với tâm lý muốn con em khỏe mạnh, chỉ chú trọng bồi dưỡng cho con em thực phẩm giàu đạm, đặc biệt là các loại thịt đỏ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, ăn quá nhiều chất đạm từ thịt động vật sẽ khiến cơ thể không thể hấp thu hết. Khi lượng chất đạm quá tải sẽ gây ra rối loạn tiêu hoá và đầy bụng, khó tiêu gây khó chịu, như vậy sẽ khó có thể tập trung trí lực để học tập.
Thức khuya, lạm dụng caffeine và nước uống tăng lực
Nhiều bạn trẻ có thói quen thức khuya học bài vì nghĩ rằng buổi đêm yên tĩnh, dễ tập trung tiếp thu kiến thức mới và nhớ lâu. Để không bị buồn ngủ vào buổi tối, nhiều em lạm dụng đồ uống chứa nhiều caffeine hoặc nước tăng lực. Cả hai loại đồ uống này đều là chất kích thích chỉ mang lại cảm giác tỉnh táo tạm thời. Khi chất này hết tác dụng, cơ thể sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng mệt mỏi. Thêm nữa, caffeine làm lợi tiểu bởi chất này khiến tuyến thượng thận sản xuất nhiều hormone căng thẳng hơn so với bình thường. Nếu sử dụng các chất kích thích này nhiều sẽ dễ gây stress, lo lắng, làm giảm sự tập trung và trí nhớ.
Bỏ bữa sáng
Bỏ bữa sáng hoặc ăn sáng qua loa với đồ ăn nhanh cũng là một thói quen thường gặp ở các sĩ tử lúc vào mùa thi. Tuy nhiên, đó lại là một sai lầm gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
Nghiên cứu cho thấy rằng những học sinh bỏ bữa sáng sẽ bị giảm 20-40% khả năng tư duy, tức là sự tập trung, mức độ tỉnh táo và ghi nhớ.
Vì vậy, các sĩ tử chớ nên bỏ qua bữa sáng quan trọng và hãy nạp cho mình một bữa sáng bổ dưỡng mà không tốn quá nhiều thời gian.
Một số gợi ý bữa sáng dinh dưỡng cho các sĩ tử: Cháo với các loại hạt và trái cây cắt nhỏ; bánh mì nướng cùng với các loại rau củ và một miếng trái cây; trứng rán và cốc nước ép hoa quả.
Luôn bị căng thẳng
Để cơ thể luôn vui vẻ, tỉnh táo khi học tập, hay ôn thi thì các sĩ tử nên tránh để cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng, áp lực. Vì thói quen này sẽ khiến bản thân phải suy nghĩ, lo lắng nhiều, từ đó dẫn đến cảm giác suy sụp, không còn tinh thần muốn học tập nữa.