Người bị tiêu chảy: Đối với những người đang bị tào tháo đuổi thì tuyệt đối không nên ăn thanh long vì quả có tính lạnh. Khi trong người có thể chất hư hàn, thường bị tiêu chảy, chân tay mệt mỏi, sắc mặt nhợt nhạt thì không nên ăn nhiều thanh long.
Người đang đèn đỏ: Thanh long có tính hàng, nên nếu cơ thể của bạn đang mất máu, cảm lạnh bạn không nên ăn nhiều thanh long. Đặc biệt là những người có thể chất hư lạnh hoặc đang trong kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra, những người bị chứng phiền muộn, ứ máu, dịch đờm nhiều cũng không nên ăn nhiều thanh long.
Người mang thai: Thanh long khá bổ dưỡng nhưng nếu bạn đang mang thai thì cũng nên cẩn thận khi ăn thanh long. Bởi trong thanh long có chứa nhiều protein thực vật, do đó những người mang thai dễ bị dị ứng nên cân nhắc trước khi ăn.
Người tiểu đường: Nếu bạn đang mắc tiểu đường bạn không nên ăn nhiều thanh long sẽ gây bất lợi đối với bệnh nhân mắc tiểu đường. Bởi trong thành phần dinh dưỡng của loại quả này có chứa nhiều đường glucose, khiến cho lượng đường trong máu tăng cao.
Ngoài ra, khi bạn ăn thanh long bạn nên rửa sạch vỏ ngoài trái thanh long trước khi ăn, mặc dù chúng ta ăn ở bên trong vỏ. Nhưng để tránh vi khuẩn gây bệnh lây nhiễm khi cắt thanh long, ngâm thanh long trong nước muối diệt khuẩn.
Bên cạnh đó, khi bạn mua thanh long về, nếu như cần cất giữ thì nên để chỗ thoáng mát. Bạn không nên bảo quản thanh long trong tủ lạnh, để tránh nhiệt độ lạnh làm hư hại dẫn đến biến chất.
Theo MinMin/Khoevadep