• Tốt cho thị giác: Bơ chứa lutein và zeaxanthin có tác dụng bảo vệ mắt khỏi bị oxy hóa, giúp hạn chế các tổn thương cho mắt, kể cả tia cực tím.
• Ngừa loãng xương: Vitamin K từ bơ sẽ hỗ trợ xương bạn chắc khỏe hơn do tăng hấp thụ canxi và giảm bài tiết canxi trong nước tiểu.
• Ngừa ung thư: Tác dụng của quả bơ có thể giúp bạn ngừa ung thư đại tràng, dạ dày, tá tràng và ung thư cổ tử cung nhờ thành phần folate có trong loại trái này.
• Tốt cho thai nhi: Folate trong bơ giúp phụ nữ mang thai duy trì thai kỳ khỏe mạnh và giảm nguy cơ sẩy thai cũng như dị tật ống thần kinh đối với trẻ.
• Tốt cho não: Tác dụng của quả bơ hỗ trợ ngăn ngừa sự hình thành homocysteine, một chất có thể chặn sự lưu thông và vận chuyển chất dinh dưỡng đến não.
• Ngừa bệnh mạn tính: Tác dụng của quả bơ có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch như mạch vành, đột quỵ, cao huyết áp, tiểu đường, béo phì và bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, ung thư ruột già.
Theo phân tích, trung bình một trái bơ cung cấp khoảng chừng 20gram chất béo và khoảng 200-250 calo. Chính vì vậy nếu ăn một lần nguyên trái bơ cùng với thực phẩm khác sẽ khiến lượng chất béo tàng trữ trong cơ thể khá cao.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, đối với người trưởng thành chỉ nên ăn một ngày 1 trái bơ nhưng nên chia ra làm 2 lần. Còn đối với trẻ nhỏ, tùy thuộc vào độ tuổi, nên cho ăn nửa trái bơ hoặc 1/4 trái bơ mỗi ngày là đảm bảo không thiếu cũng không thừa chất dinh dưỡng.
Gây tăng cân
Mặc dù chất béo trong bơ không có tác dụng gây béo phì, nhưng một khi cơ thể dung nạp quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng tăng cân. Vì trong bơ có hàm lượng calo khá cao, chính hàm lượng này khiến cơ thể tăng cân mất kiểm soát.
Gây hại cho gan
Trong bơ có chứa nhiều thành phần collagen, nếu như chúng ta ăn quá nhiều, dung nạp quá nhiều thì lượng collagen không thể tiêu hóa hết, chúng tích tụ qua gan và gây tổn thương cho gan. Vì vậy cần có chế độ ăn khoa học, hợp lý.
Gây mẫn cảm, dị ứng cơ địa
Những ai có cơ địa mẫn cảm, thường bị dị ứng thì không nên ăn quả bơ. Đặc biệt là người nhạy cảm với latex (mủ cao su), bơ sẽ làm tăng mức độ khác thể IgE ở trong huyết thanh và gây ra dị ứng. Vì vậy, nếu ăn bơ và nhận thấy các dấu hiệu bất thường như buồn nôn, mẫn ngứa, chóng mặt, phát ban, miệng lưỡi bị sưng,… thì nên dừng ngay.
Ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ
Bà bầu ăn bơ có thể cung cấp cho cơ thể axit folic, hỗ trợ chữa thiếu máu, cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn ngừa ốm nghén. Tuy nhiên, phụ nữ ăn nhiều bơ khi đang mang thai hoặc cho con bú sẽ làm giảm sản xuất sữa, thậm chí gây tổn thương cho tuyến vú. Nếu mẹ đang cho con bú tiêu thụ bơ với số lượng lớn thì cũng có nguy cơ khiến bé bị đau bụng.
Quả bơ cũng gây ra nhiều 'tác dụng phụ'
Nhiều người ăn bơ gặp một số tác dụng phụ như cảm cúm, tê liệt, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, nôn mửa, đau nửa đầu, sốt, buồn ngủ và hen suyễn.
Bơ gây dị ứng miệng
Việc tiêu thụ bơ quá số lượng khuyến cáo sẽ khiến bạn bị dị ứng vùng miệng với các triệu chứng như ngứa miệng và sưng lưỡi.
Làm giảm hiệu quả của thuốc chống viêm
Bạn tiêu thụ bơ với số lượng lớn sẽ làm giảm hiệu quả của các loại thuốc chống viêm, gây ra tình trạng loãng máu.
Gây tác hại cho đường tiêu hóa
Khi ăn nhiều bơ, bạn có thể bị đau bụng hoặc đôi khi bị kích ứng đường tiêu hóa làm cho cơ thể khó chịu.
Bên cạnh những lợi ích sức khỏe, quả bơ cũng có thể gây ra dị ứng và ảnh hưởng đến phụ nữ đang cho con bú.