Tìm đến các bác sĩ chuyên khoa tâm thần sau khi xảy ra sự việc người mẹ sinh năm 1997 bị trầm cảm nặng, không kiểm soát được hành vi đã giết đứa con 35 ngày tuổi ở huyện Thạch Thất, Hà Nội, chúng tôi được nghe nhiều câu chuyện thương tâm như thế.
|
TS Tô Thanh Phương - Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần trung ương 1. Ảnh: Việt Hùng. |
Mẹ trầm cảm sau sinh tăng nặng vì thái độ của gia đình
PGS.TS bác sĩ cao cấp Cao Tiến Đức, Chủ nhiệm bộ môn Tâm thần và Tâm lý y học, khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội) cũng chia sẻ về ca bệnh trầm cảm sau sinh gần đây nhất ông vừa tiếp nhận.
Đó là một người mẹ trẻ sinh con lần đầu. Trước khi được đưa vào viện, cô từng ôm đứa con 2 tháng tuổi nhảy xuống ao tử tử, nhưng được cấp cứu kịp thời. Sau khi điều trị chứng trầm cảm sau sinh, người mẹ này đã được xuất viện vào đầu tháng 6.
Trong cuộc đời tiếp xúc với các bệnh nhân tâm thần, PGS Đức vẫn không thể quên người mẹ bị trầm cảm sau sinh đầu tiên mà ông trực tiếp điều trị. Sau khi sinh em bé 3 ngày, người mẹ này có biểu hiện lạ, không cho con bú, xa lánh bé. Bên cạnh đó, cô còn có ghét chồng, ăn ngủ kém.
“Lúc đó, khái niệm trầm cảm không như bây giờ. Nhiều bác sĩ điều trị cho cô gái này nhưng không hiệu quả nên bệnh ngày càng nặng”, PGS Đức kể lại.
Khi đến gặp bác sĩ Đức, ông chẩn đoán cô bị trầm cảm sau sinh nhưng trước đó gia đình vẫn cho rằng cô "khó tính, làm mình làm mẩy". Bác sĩ Đức nhấn mạnh chính thái độ đó của người thân đã khiến bệnh của cô ngày càng nặng. May mắn, người mẹ này được phát hiện và điều trị kịp thời trước khi xảy ra hậu quả khủng khiếp.
|
Trầm cảm sau sinh có thể gặp với bất cứ phụ nữ nào sau khi sinh con. Ảnh: RD. |
Mẹ giết con trong cơn trầm cảm nặng
Là tiến sĩ về trầm cảm đầu tiên ở Việt Nam, với 31 năm điều trị những nữ bệnh nhân mắc căn bệnh này, TS.BS Tô Thanh Phương - Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I (Hà Nội), cho biết bản thân đã chứng kiến không ít trường hợp chị em bị trầm cảm sau sinh.
TS Phương chia sẻ vấn đề này đã xảy ra với chị em từ rất lâu và có thể gặp với bất cứ ai.
Cách đây hơn 10 năm, bác sĩ đã từng chứng kiến một trường hợp tương tự khi người mẹ bị trầm cảm sau sinh ra tay sát hại chính con gái của mình.
“Khi đó bệnh trầm cảm sau sinh vẫn chưa được phổ biến rộng rãi như bây giờ, nên nhiều người cho rằng người phụ nữ giết con là có mục đích trả thù. Chỉ khi người phụ nữ phát điên, được công an đưa đến bệnh viện, được các bác sĩ thăm khám, kết luận bị trầm cảm thì mọi người mới tin”, TS Phương cho biết.
Sau nhiều tháng kiên trì điều trị, người mẹ ấy đã hồi phục và biết rằng mình đã sát hại con nên đau đớn, ám ảnh vô cùng.
Sau sinh, người mẹ không chỉ phải đối mặt với trầm cảm!
Theo PGS Đức, trầm cảm sau sinh có các triệu chứng đầy đủ là buồn (thể hiện khí sắc, trầm, vẻ mặt buồn rầu), chán (mất hứng thú, sở thích). WHO liệt kê thêm triệu chứng quan trọng nữa là mệt mỏi, giảm năng lượng, hay ngồi hoặc nằm một chỗ.
Ngoài ra, bệnh nhân có những triệu chứng rối loạn ăn uống, giấc ngủ, lo lắng, cẳng thẳng, bứt rứt, bồn chồn, bi quan, mặc cảm tội lỗi, và nhiều biểu hiện trên cơ thể như đau đầu, đau bụng, đau ngực, khớp, tim, vã mồ hôi… Cuối cùng, người bệnh có ý tưởng hoặc hành vi tự sát. Các triệu chứng này tồn tại ít nhất 2 tuần. Mỗi bệnh nhân có 2-3 triệu chứng thường gặp.
Theo PGS Đức, người trầm cảm thường có xu hướng tự sát. Hiện nay, y học đã nghiên cứu thêm hành vi tự sát mở rộng, nghĩa là người bệnh không chỉ tự giết mình, mà còn tự giết những người xung quanh mình, sau đó tự sát.
Chuyên gia cũng cảnh báo thêm sau khi sinh, người mẹ có thể đối mặt với nhiều rối loạn tâm thần, không chỉ là trầm cảm sau sinh. Đó có thể là rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt,...
“Nhiều người không mắc trầm cảm nhưng lại có các rối loạn tâm thần khác. Khi đó, việc sinh đẻ là động lực để căn bệnh này bộc phát. Đó là do căng thẳng tâm lý, sự suy yếu về cơ thể, biến đổi tâm lý, biến đổi về nội tiết tố. Phụ nữ sau sinh phải đối mặt với nhiều rối loạn khác. Do đó, gia đình và bác sĩ phải biết phân biệt và phát hiện kịp thời để có phương pháp điều trị riêng đối với từng căn bệnh”, PGS Đức khuyến cáo.
Sau sinh, người mẹ không chỉ phải đối mặt với trầm cảm!
Theo PGS Đức, trầm cảm sau sinh có các triệu chứng đầy đủ là buồn (thể hiện khí sắc, trầm, vẻ mặt buồn rầu), chán (mất hứng thú, sở thích). WHO liệt kê thêm triệu chứng quan trọng nữa là mệt mỏi, giảm năng lượng, hay ngồi hoặc nằm một chỗ.
Ngoài ra, bệnh nhân có những triệu chứng rối loạn ăn uống, giấc ngủ, lo lắng, cẳng thẳng, bứt rứt, bồn chồn, bi quan, mặc cảm tội lỗi, và nhiều biểu hiện trên cơ thể như đau đầu, đau bụng, đau ngực, khớp, tim, vã mồ hôi… Cuối cùng, người bệnh có ý tưởng hoặc hành vi tự sát. Các triệu chứng này tồn tại ít nhất 2 tuần. Mỗi bệnh nhân có 2-3 triệu chứng thường gặp.
Theo PGS Đức, người trầm cảm thường có xu hướng tự sát. Hiện nay, y học đã nghiên cứu thêm hành vi tự sát mở rộng, nghĩa là người bệnh không chỉ tự giết mình, mà còn tự giết những người xung quanh mình, sau đó tự sát.
Chuyên gia cũng cảnh báo thêm sau khi sinh, người mẹ có thể đối mặt với nhiều rối loạn tâm thần, không chỉ là trầm cảm sau sinh. Đó có thể là rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt,...
“Nhiều người không mắc trầm cảm nhưng lại có các rối loạn tâm thần khác. Khi đó, việc sinh đẻ là động lực để căn bệnh này bộc phát. Đó là do căng thẳng tâm lý, sự suy yếu về cơ thể, biến đổi tâm lý, biến đổi về nội tiết tố. Phụ nữ sau sinh phải đối mặt với nhiều rối loạn khác. Do đó, gia đình và bác sĩ phải biết phân biệt và phát hiện kịp thời để có phương pháp điều trị riêng đối với từng căn bệnh”, PGS Đức khuyến cáo.