Theo thông tin đăng tải, cách đây vài ngày, anh Lỗ, 39 tuổi ở Chiết Giang (Trung Quốc), được đưa đến phòng cấp cứu tại bệnh viện địa phương trong tình trạng đổ mồ hôi lạnh.
Bệnh viện bố trí một loạt xét nghiệm kiểm tra, phát hiện chỉ số bạch cầu của anh Lỗ quá cao, bạch cầu ái toan đạt tới mức nguy kịch, nghi ngờ anh bị viêm phúc mạc, tràn dịch màng phổi bên trái.
Lúc này, bác sĩ quan sát các triệu chứng và nghi ngờ mắc bệnh dị ứng, nhiễm ký sinh trùng hoặc phản ứng thuốc nên hỏi anh Lỗ rằng gần đây anh có ăn đồ sống hay không?
Tuy nhiên, anh Lỗ kiên quyết phủ nhận việc ăn đồ sống và lạm dụng thuốc, anh chỉ nghĩ rằng mình bị dị ứng phát ban cách đây một tuần, nhưng các triệu chứng không nghiêm trọng và anh đã khỏi bệnh sau khi đi khám bác sĩ gần nhà.
|
Nuốt sống cua trả thù cho con gái, bố gặp họa ngập đầu. - Ảnh minh hoạ. |
Bác sĩ nhất thời không tìm ra nguyên nhân nên chỉ có thể sắp xếp cho anh Lỗ nhập viện và tiến hành khám tổng quát, kết quả cho thấy ngực, bụng, gan, tiêu hóa có nhiều biến đổi bệnh lý ở mức độ khác nhau.
Sự tình nghiêm trọng nên bác sĩ hỏi đi hỏi lại nhưng anh Lỗ vẫn khẳng định ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh, mãi đến khi vợ anh Lỗ chợt nhớ lại sự việc nhỏ nhặt cách đây 2 tháng, căn nguyên bệnh tình mới được tiết lộ.
Hoá ra, cách đây 2 tháng, thời tiết nóng bức nên anh Lỗ dắt con gái ra rạch nước gần nhà bắt cua. Thời điểm đó, đang lúi húi bắt cua, anh bỗng nghe tiếng con gái kêu, quay ra kiểm ra phát hiện con gái bị cua cắp vào tay rất đau đớn.
Để an ủi con, anh Lỗ nói: "Không sao đâu bố. Bố giúp con trả thù!", sau đó anh Lỗ gắp con cua tấn công con gái mình ra, cho vào miệng nhau rồi nuốt sống con cua.
Bác sĩ nghe vậy lập tức gửi mẫu máu của anh Lỗ đi xét nghiệm ký sinh trùng, kết quả cho thấy anh bị nhiễm sán lá gan và 2 loại ký sinh khác do ăn cua sống.
Nói cách khác, người cha đã nuốt sống con cua để "trả thù" cho con gái, không ngờ ký sinh trong con cua lại "trả thù" cho vật chủ. May mắn thay, cuối cùng cũng tìm ra nguyên nhân. Sau khi điều trị triệu chứng, sức khoẻ anh Lỗ đã cải thiện và được xuất viện.
Bác sĩ Từ Vệ Dân - Giám đốc Viện Kiểm soát Bệnh Truyền nhiễm thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàng Châu cho biết, cua hoang dã trên núi và suối có nguy cơ nhiễm ký sinh trùng cao nhưng ngay cả khi cua không bị nhiễm ký sinh trùng cũng không nên ăn sống.
Bác sĩ Tào Thiến - Trưởng khoa tiêu hóa của bệnh viện thuộc Đại học Chiết Giang cũng cho biết, cua thuộc loài sống ở sông nước ngọt, vì vậy tốt nhất là không nên ăn sống, chúng có thể nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn, khi ăn phải nấu chín hoàn toàn.
Kiều Dụ (Theo CNT)