Từ sơ sinh đến tuổi dậy thì, mỗi giai đoạn giáo dục con cái đều đòi hỏi phụ huynh có những phương pháp và cách quan tâm khác nhau.
Nuôi dạy con trai đòi hỏi những phương pháp giáo dục khác nhau ở các độ tuổi khác nhau, lập uy trước 12 tuổi và tỏ ra yếu thế sau 12 tuổi.
Trước 12 tuổi: Giáo dục “cứng rắn” hơn
Giúp trẻ hình thành các quan niệm và suy nghĩ đúng đắn, đồng thời củng cố năng lực cá nhân của trẻ.
Trước 12 tuổi, tam quan, tiêu chuẩn đạo đức, năng lực cá nhân… của trẻ vẫn chưa ổn định vững chắc, cho nên, cha mẹ nên giáo dục con cái nghiêm khắc hơn, miễn là có nguyên tắc và có kỷ luật, không nên nuông chiều con để trẻ phát triển những quan niệm đúng đắn.
Cha mẹ cần cứng rắn khi giáo dục con trai trước 12 tuổi. (Ảnh minh họa)
Ví dụ, nếu trẻ muốn mua một món đồ chơi vì sai giá trị, cha mẹ phải tuân thủ các nguyên tắc của mình và nói “không” với con mà không được thỏa hiệp, nhường nhịn hay nhượng bộ.
Nhưng chúng ta cũng cần biết rằng những hành vi sai trái của trẻ đều xuất phát từ những yếu tố chưa phát triển hoàn thiện như quan điểm về đúng sai chứ không phải là bản thân trẻ “hư hỏng”, vì vậy chúng ta phải bao dung, thấu hiểu, cảm thông, quan tâm đến trẻ và sử dụng những phương pháp giáo dục được trẻ tiếp nhận, giúp trẻ hình thành các quan niệm đúng đắn.
Sau 12 tuổi: Cần phải “mềm mỏng” hơn với trẻ
Tôn trọng suy nghĩ chủ quan của trẻ và thiết lập mối liên kết tình cảm sâu sắc với trẻ.
Khi một đứa trẻ lên 12 tuổi, nó phải đối mặt với thời kỳ phát triển nổi loạn nhất, “thời kỳ trưởng thành”.
Lúc này, trẻ có ý thức tự chủ không ổn định nhưng mạnh mẽ, điều mà trẻ tự cho là nền tảng tri thức và năng lực cá nhân khổng lồ cũng như lòng tự trọng mạnh mẽ.
Nhưng nó cũng bị ảnh hưởng bởi các vấn đề về phát triển thể chất ở thời kỳ trưởng thành, dẫn đến một số lời nói và hành động trở nên gay gắt hơn.
Mục đích của giáo dục là giúp trẻ lớn lên, vì vậy vào thời điểm này, chúng ta không nên “cứng rắn” khi đối đãi với trẻ mà nên “mềm mỏng”.
Ví dụ, khi bạn phản đối hành động của trẻ, bạn không thể trực tiếp chỉ ra điều đó ngay trước mặt nữa mà thay vào đó, bạn phải chọn dùng thái độ thảo luận và hỏi thăm, bằng cách này, trẻ sẽ cảm thấy “giữ thể diện” và yên lặng tiếp nhận ý kiến của cha mẹ.
Muốn giáo dục tốt những cậu bé trên 12 tuổi, bạn cần hòa nhập vào vòng tròn của chúng, trở thành “bạn bè” của chúng, tránh “những suy nghĩ áp đặt”, khiến trẻ cảm thấy được sự tôn trọng và sự chân thành, đồng thời thiết lập mối quan hệ tình cảm sâu sắc với trẻ mới có thể giáo dục hiệu quả.
* Tiêu đề bài viết đã được biên tập lại
Theo Tường San/ Thương Hiệu và Pháp Luật