Đi bộ tùy thích - càng nhiều sẽ tốt cho thai nhi:
Rất nhiều mẹ bầu cho rằng đi bộ là một bài tập an toàn với nhiều lợi ích như: Cải thiện sức khỏe tim mạch và mang lại vóc dáng đẹp, giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật. Hoặc đi bộ giúp giảm căng thẳng; Hạn chế tình trạng mất ngủ?...
Quan niệm trên đúng nhưng chưa đủ. Mặc dù đi bộ rất tốt cho thai kỳ nhưng mẹ bầu cũng không nên lạm dụng quá mức. Tùy theo tình trạng sức khỏe mẹ bầu để có thời gian đi bộ phù hợp và phải dựa theo quy tắc 2Đ: “Đi đúng - Đi đủ”.
|
Ảnh minh họa: Internet |
Đi đúng:
- Tư thế: Giữ thẳng người sao cho trọng lượng cơ thể dồn đều trên hai chân. Mắt nhìn thẳng về phía trước, cằm giữ thằng – song song với mặt đất, toàn thân thư giãn, không đi bộ quá nhanh, nhẹ nhàng và chắc chắn.
- Không nên đi bộ trong điều kiện khắc nghiệt – trời quá nóng hoặc mưa to, khói bụi nhiều.
Giai đoạn I - 03 tháng đầu của thai kì: Hãy lựa chọn cho mình loại giày thấp, vừa chân, cổ giày cao vừa đủ ôm, không đi nhanh.
Giai đoạn II - 03 tháng tiếp theo: Điều chỉnh tư thế mỗi lần đi bộ sao cho hông chuyển động chậm hơn, cẩn thận khi xoay người và giữ dáng người thẳng.
Giai đoạn III – 03 tháng cuối: Đi bộ cùng người thân, chọn những địa điểm gần nhà, địa hình dễ di chuyển.
Đi đủ:
Nếu trước khi mang thai, mẹ bầu thường xuyên đi bộ thì hãy tiếp tục thói quen này. Tuy nhiên, các mẹ chỉ nên đi bộ với khoảng thời gian tối đa là 1 tiếng và nhớ hãy chia thành nhiều lần trong ngày.
Nếu khi mang thai ít hoặc không đi bộ thì mẹ bầu nên bắt đầu bằng việc đi dạo chậm, từ 15 – 30 phút mỗi ngày, một tuần đi 3 lần. Nếu đã tham gia yoga bầu, thai phụ có thể giảm thời gian đi bộ lại.
Lưu ý: trong những tháng đầu của thai kỳ, các mẹ không nên đi bộ quá nhiều, vì sẽ có thể dẫn đến trình trạng tử cung gò nhiều sẽ có thể gây những trường hợp không mong muốn như sảy thai và sinh non.
|
Tránh tiếp xúc các thiết bị điện tử gần những vị trí như đùi, bụng hoặc đặt gần chỗ nằm. Tốt nhất là chỉ nên sử dụng khi cần thiết. |
Sử dụng cà phê quá nhiều:
Như thói quen, sẽ có những mẹ bầu phải sử dụng ít nhất một tách cà phê mỗi sáng để bắt đầu một ngày mới, cũng như giúp cho tinh thần tỉnh táo hơn nhằm hoàn thành tốt công việc.
Tuy nhiên, Caffeine vốn là chất kích thích gây khó ngủ, làm tăng nhịp tim, cũng như khiến dạ dày bài tiết thêm nhiều axit hơn khiến các mẹ bầu ợ nóng. Những yếu tố trên đều không tốt đối với sức khỏe của cả mẹ và bé. Lượng caffeine tuy ít nhưng vẫn có khả năng làm hạn chế lưu lượng máu đến thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ khiến con khi sinh ra nhẹ cân hơn. Theo các chuyên gia, nếu caffeine quá nhiều trong cơ thể, đặc biệt là ở 03 tháng đầu thai kỳ, có thể dẫn đến tình trạng rối loạn thần kinh ở trẻ, sảy thai và sinh non.
Luôn gắn liền với các thiết bị điện tử và wifi:
Ở thời đại công nghệ hiện nay, việc thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử thông minh kèm sóng wifi là điều không thể thiếu. Vốn khi mang thai, cơ thể của các mẹ bầu sẽ chứa nhiều chất lỏng hơn dẫn đến việc dễ hấp thu bức xạ từ các thiết bị thu phát sóng. Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, ảnh hưởng nguy hiểm của các bức xạ sẽ lớn hơn rất nhiều so với các giai đoạn khác. Những bức xạ ấy có khả năng sẽ gây biến đổi DNA, làm giảm khả năng nhận biết và tiếp thu của não bộ. Vì các mô não của bé còn mềm, xương sọ cũng mỏng hơn, chưa phát triển hoàn thiện như người trưởng thành nên rất dễ bị tác động.
Để giải quyết cho vấn đề trên, các mẹ bầu phải sử dụng các thiết bị điện tử và sóng wifi hợp lý, đúng cách. Khi sử dụng, hãy giữ khoảng cách vừa đủ, đặc biệt phải ngồi đúng tư thế. Tránh tiếp xúc các thiết bị điện tử gần những vị trí như đùi, bụng hoặc đặt gần chỗ nằm. Tốt nhất là chỉ nên sử dụng khi cần thiết.
Ngoài ra, còn những thói quen không tốt như: Sử dụng mỹ phẩm; Hút thuốc lá thụ động; dinh dưỡng quá đà…
Theo Yến Nhi/ Tiền phong