Vì sao ăn mặn không tốt cho sức khỏe?
Muối là thực phẩm được đánh giá là vô cùng quý giá, có vai trò cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe cũng như sự sống. Hằng ngày lượng muối sẽ bị mất đi thông qua các hoạt động của cơ thể như mồ hôi, nước mắt, đi tiểu… Tuy nhiên, khi bù đắp sự thiết hụt này, do muối khá rẻ và dễ tạo hương vị đậm đà cho món ăn nên mọi người thường có thói quen sử dụng khá nhiều.
Tác hại của việc ăn mặn đối với sức khỏe
Đột quỵ
Các nhà khoa học chỉ ra rằng nếu giảm lượng muối, có thể chỉ bằng một thìa cà phê trong chế độ ăn mỗi ngày sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ăn mặn là tác nhân gây ra 62% các ca đột quỵ não.
Dễ gây bệnh cao huyết áp
Một cuộc khảo sát ở Nhật Bản cho thấy người dân khu vực phía Bắc Nhật Bản sử dụng 25-30 g muối mỗi ngày, tỉ lệ dân số bị cao huyết áp lên đến 40%. Trong khi đó, người dân ở khu vực phía Nam ăn 10 g muối mỗi ngày thì tỉ lệ mắc bệnh huyết áp cao chỉ có 20%.
Tỉ lệ người dân của các bộ lạc ở châu Phi, người Eskimô bị cao huyết áp rất ít do thói quen ăn nhạt. Cũng trong một cuộc nghiên cứu khác được trình bày tại ĐH Hoa Kỳ cho thấy những người bị cao huyết áp đã tiêu thụ lượng muối gấp đôi so với lượng muối cho phép. Đặc biệt là ở những người trong độ tuổi trung niên hay người già có thói quen ăn mặn trong nhiều năm.
Người có tiền sử cao huyết áp mà vẫn duy trì thói quen ăn mặn sẽ khiến bệnh thêm nặng và dẫn đến những nguy cơ tai biến khôn lường.
Giảm tuổi thọ
Người ăn mặn cũng có sẽ có tuổi thọ thấp hơn người ít ăn mặn rất nhiều nữa đấy.
Bệnh hen suyễn
Những bệnh nhân bị suyễn nếu ăn nhiều muối thì cơn suyễn sẽ nặng nề và thường xuyên hơn, có thể dẫn đến đột tử nếu vẫn duy trì thói quen đó.
Nguy cơ bệnh tim mạch tăng lên
Ăn mặn sẽ uống nước nhiều làm tăng khối lượng máu tuần hoàn thì tim phải làm việc nhiều hơn, lâu ngày tim thất trái to lên rồi dẫn đến bị suy tim. Nếu bạn phát hiện và giảm ăn muối thì tim thất trái sẽ trở lại bình thường.
Gây hại cho thận
Ăn mặn khiến tuần hoàn máu tăng đến cầu thận buộc thận phải làm việc nhiều dẫn đến suy thận. Bệnh nhân đã bị bệnh thận nếu ăn nhiều muối sẽ suy sụp nhanh hơn, ngược lại nếu ăn ít muối thì chức năng thận được cải tạo tốt hơn. Không chỉ có thế muối còn là nguyên nhân dẫn đến sỏi thận, thận nhiễm mỡ.
Có thể gây ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày có liên quan với mức độ cao của muối. Trong bữa ăn hằng ngày, không nên dùng quá nhiều thực phẩm chứa nhiều muối như: dưa cà muối mặn, mắm tôm, cá mắm, thịt cá đóng hộp, thịt hun khói, thịt sấy khô, thịt muối, các loại thức ăn chế biến sẵn, các loại rau quả đóng hộp...
Gây đầy hơi khó chịu
Khi bạn ăn mặn, cơ thể của bạn bắt đầu giữ lại chất lỏng dư thừa. Ngược lại, chất lỏng dư thừa này làm cho bạn đầy hơi và cảm thấy nặng nề hơn bình thường.
Bạc tóc sớm
Nguyên nhân là vì muối là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch và cao huyết áp. Khi bị cao huyết áp, lượng máu cung cấp cho não không đủ dẫn tới khả năng tổng hợp sắc tố đen của các nang lông và sắc tố đen bị hạ thấp dẫn tới việc.
Gây béo phì
Mặc dù không có mối liên quan trực tiếp, nhưng thực phẩm nhiều muối khiến bạn uống nhiều nước hơn. Khi bạn lựa chọn những đồ uống có đường, lượng calo hấp thu sẽ tăng và bạn có nguy cơ tăng cân, béo phì. Ngoài ra, do giữ nước, cơ thể bạn bắt đầu phát phì.
Theo Trúc Chi/ Phụ nữ News