Sữa chua rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu ăn không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe. Dưới đây là những lưu ý và các sai lầm khi ăn sữa chua cần tránh để không gây hại đến sức khỏe:
Hâm nóng sữa chua trước khi ăn
Nhiều mẹ sợ các bé ăn sữa chua lạnh sẽ bị viêm họng nên ngâm sữa chua qua nước nóng hoặc hâm nóng qua lò vi sóng. Đây cũng là một cách ăn sai lầm vì các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ mất khả năng hoạt động, hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa chua sẽ bị ảnh hưởng.
Tốt nhất nếu sữa chua lạnh, bạn có thể để ngoài môi trường 30-45 phút, hoặc ngâm vào nước theo tỷ lệ 2 sôi, 1 lạnh trong 15 phút trước khi ăn.
Ăn sữa chua chống đói
Ăn sữa chua có thể giúp giải tỏa cơn đói tạm thời, nhưng dù sao bạn cũng không nên phát huy. Bởi khi bụng rỗng, nồng độ pH trong dạ dày tăng, khuẩn lactobacillus có trong sữa chua dễ bị axit trong dạ dày giết chết, làm giảm tác dụng của nó.
Hơn nữa, bạn nên ăn sữa chua sau khi ăn cơm 1-2 tiếng. Bởi lúc này dịch dạ dày được pha loãng, nồng độ axit trong dạ dày giảm sẽ tốt hơn cho sự sinh trưởng của khuẩn lactobacillus. Ngoài ra, ăn sữa chua buổi tối cũng rất tốt cho sức khỏe.
Lưu ý: Bạn phải đánh răng sau ăn sữa chua, nếu không vi khuẩn và các chất có tính axit trong sữa chua rất dễ gây tổn thương răng.
Ăn sữa chua giảm béo
Sữa chua chứa hàm lượng lớn khuẩn lactobacillus hoạt tính, có tác dụng điều tiết cân bằng hệ vi sinh vật trong cơ thể rất tốt, giúp thúc đẩy nhu động dạ dày, giảm nguy cơ bị táo bón. Những ai bị táo bón trong thời gian dài có liên quan nhất định đến việc tăng thể trọng cơ thể. Lúc này, ăn sữa chua vừa có tác dụng nhuận tràng, lại làm tăng cảm giác no, giúp bạn giảm đáng kể lượng thức ăn nạp vào cơ thể.
Tuy nhiên, bản thân sữa chua cũng có hàm lượng nhiệt lượng nhất định nên bạn đừng lấy sữa chua vào mục đích giảm béo, đấy hoàn toàn không phải lựa chọn thông minh.
Ăn quá nhiều sữa chua
Rất nhiều người cho rằng ăn càng nhiều sữa chua càng tốt nhưng quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết các chất dung môi trong dạ dày, làm giảm cảm giác thèm ăn. Đặc biệt nếu thường xuyên ăn quá nhiều sữa chua bạn sẽ thấy lạnh bụng. Lời khuyên cho bạn là mỗi ngày chỉ nên ăn 250 đến 500 gram sữa chua là hợp lý.
Ăn sữa chua với thịt chế biến
Các loại thịt chế biến có mỡ như xúc xích, thịt xông khói... sẽ có chất nitrat (nitro), khi kết hợp cùng sữa chua sẽ tạo thành chất nitrosamine là chất gây ung thư.
Nếu bạn kết hợp sữa chua với xúc xích, thịt hun khói, các sản phẩm đông lạnh chế biến từ thịt, thuốc kháng sinh… có thể gây táo bón, các bệnh về dạ dày.
Ăn sữa chua đông cứng
Nhiều người có thói quen mua sữa chua về để trên ngăn đá cho đông cứng thành đá rồi mới ăn. Nhưng đây là cách ăn hoàn toàn sai lầm, vì sữa chua đông cứng như vậy sẽ khiến một số vi khuẩn có lợi sẽ chết do nhiệt độ quá lạnh. Ăn như vậy sẽ không mang lợi cho sức khỏe.
Ăn sữa chua với đường
Trong sữa chua có chứa lysine, sẽ phản ứng với fructose trong điều kiện nóng tạo ra độc tố fructose lysine ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể. Vì vậy, bạn chỉ nên cho đường vào sữa chua sau khi sữa đã được làm lạnh.
Ăn chung sữa chua với đồ ăn dầu mỡ
Các chuyên gia cảnh báo, không nên ăn sữa chua cùng với thực phẩm chế biến sẵn, chứa dầu mỡ cao như thịt hun khói, lạp xưởng, xúc xích…Bởi vì, trong các loại thực phẩm này có chứa nitrit khi kết hợp với acid amin trong sữa chua sẽ tạo thành chất nitrosamine, có nguy cơ gây ra bệnh ung thư.
Ăn sữa chua kết hợp với uống thuốc
Sữa chua không nên kết hợp cùng với uống một số loại kháng sinh như chloramphenicol, erythromycin, sulfonamides vì kháng sinh có thể làm bất hoạt vi khuẩn có lợi trong sữa chua.
Thảo Nguyên