Ngoài vấn đề gây béo phì, trà sữa còn nhiều tác hại khác ảnh hưởng đến sức khỏe nếu các thành phần trong loại đồ uống này không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nguyên liệu không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Từng có một nữ sinh ở tỉnh Khánh Hòa đã phải nhập viện trong tình trạng bị ngộ độc, suy đa cơ quan sau khi uống trà sữa không rõ nguồn gốc. Ngoài ra, không ít trường hợp phải nhập viện vì tắc ruột sau khi uống quá nhiều trà sữa trân châu.
|
Trà sữa không rõ nguồn gốc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ. Ảnh: Internet. |
Theo một nhóm các nhà tổ chức y tế và cộng đồng, uống trà sữa gây ra nguy cơ cao về bệnh béo phì và tiểu đường vì nó chứa gần như nhiều đường như soda.
Ngoài ra trà sữa cũng gây hại cho sức khỏe với 5 lý do dưới đây:
1. Nguyên liệu không rõ nguồn gốc dễ gây bệnh
Hiện nay chỉ những thương hiệu trà sữa có uy tín thì đa phần các cửa hàng bán trà sữa lẻ sử dụng các nguyên liệu để pha trà sữa có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc. Ngoài ra những túi bột sữa, bột trà thường đóng vào các túi không ghi nhãn mác, hạn sử dụng hay thông tin về nhà sản xuất….điều này ảnh hưởng tới sức khoẻ của người sử dụng chúng.
Việc sử dụng các nguyên liệu rẻ tiền khiến các cửa hàng bán trà sữa thu được nhiều lợi nhuận. Khi uống nhiều loại trà sữa không rõ nguồn gốc trong một thời gian dài, hoá chất độc hại sẽ tích tụ trong cơ thể gây bệnh cho bạn.
2. Tinh trà gây ra sự tổn thương gan thận
Ở một số cửa hàng trà sữa, trà sữa trân châu được pha chế từ tinh trà. Đây không phải là loại trà tự nhiên mà bột trà này được chế từ bột màu. Khi uống sẽ không khác với trà tự nhiên nhưng loại tinh trà được chế tạo từ các chất tổng hợp hoá học.
|
Khi uống nhiều loại trà sữa không rõ nguồn gốc trong một thời gian dài, hoá chất độc hại sẽ tích tụ trong cơ thể gây bệnh cho bạn. Ảnh: Internet. |
Nếu tinh trà trong trà sữa không vượt quá tiêu chuẩn, nếu bạn sử dụng không nhiều thì không nguy hại gì lớn tới sức khoẻ của mình. Nếu bạn thêm các chất phụ gia vượt ngưỡng hoặc uống nhiều sẽ làm tổn thương gan thận. Vì tinh trà sau khi vào trong cơ thể đều phải trải qua gan, thận trao đổi và bài tiết nhưng tinh trà chế biến chất hoá học. Khi uống quá lượng chắc chắn sẽ tăng thêm gánh nặng cho gan và thận, thời gian tích tụ lâu dài tất yếu sẽ gây thương tổn cho chức năng của gan thận.
3. Tăng khả năng gây vô sinh
Các bạn nên biết thành phần chủ yếu của các loại trà sữa chủ yếu là dầu thực vật hydro hoá, một loại axit béo có dạng trans….Loại axit này sẽ làm giảm hooc môn ở nam giới làm ảnh hưởng tới chất lượng tinh trùng. Ngoài ra nó còn ảnh hưởng tới sức khoẻ sinh sản của chị em, loại axit này làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch, ung thư và vô sinh.
4. Trà sữa tự pha chế cũng không tốt
|
Sự kết hợp trà và sữa là một việc làm phản khoa học. Sữa sẽ làm triệt tiêu các công dụng của trà. Ảnh: Internet. |
Do trà sữa không rõ nguồn gốc rất nhiều nên không ít bạn trẻ đã mua các nguyên liệu về tự pha chế. Nhưng sự kết hợp trà và sữa là một việc làm phản khoa học. Sữa sẽ làm triệt tiêu các công dụng của trà. Các protein casein trong sữa sẽ làm suy giảm các hợp chất trong trà – mà hợp chất này có tác dụng tăng cường bảo vệ cơ thể chống các bệnh tim mạch. Trà cũng đẩy nhanh quá trình đào thải canxi của sữa trước khi cơ thể kịp hấp thu. Do vậy các bạn trẻ hãy loại bỏ món đồ uống khoái khẩu này ra khỏi sở thích của mình.
5. Hạt trân châu chứa nhiều nguyên tố độc hại
Trân châu là thành phần không thể thiếu trong trà sữa. Thành phần chủ yếu của hạt trân châu đen chủ yếu là tinh bột lọc, đường cô đặc và các hương liệu thực phẩm. Đường cô đặc là một loại chất phụ gia thực phẩm, nhưng hàm chứa nhiều nguyên tố độc hại như thủy ngân (Hg), chì (Pb) và thạch tín (As).
Ngoài các thành phần độc hại có trong hạt trân châu, không dùng đúng cách có thể gây hóc chết người. Người lớn, trẻ con khi uống trà sữa đều thích dùng ống hút để hút những hạt trân châu đen tròn trơn bóng, sau đó thì hút vào trong miệng. Nhưng với đường kính khá lớn, yết hầu, cổ họng, khí quản của trẻ có thể không đủ độ rộng để những hạt này “trôi” đi thì rất nguy hiểm. Nếu trẻ con bị hóc, nếu không xử lý kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
Thảo Nguyên (TH)