Khi những thửa ruộng còn trơ gốc rạ cũng là lúc chuột đồng đã no lúa, béo tốt và chắc thịt, là lúc người dân miền Tây dễ dàng đặt bẫy. Đến miền Tây, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy hình ảnh trên khắp các cung đường người dân bán thịt chuột đồng - một đặc sản nổi tiếng. Khác với suy nghĩ của nhiều người, chuột do chỉ chuyên ăn lúa cho nên thịt sạch, béo, chắc và ngọt.
|
Thịt chuột đồng được coi là một đặc sản của người dân miệt sông nước. Ảnh: I.T |
Từ thịt chuột đồng, người dân miền Tây có thể chế biến thành nhiều món khác nhau, nướng rơm với phần da vàng ươm, thơm nức, tốn thời gian thì có chuột đồng quay lu, áp chảo, xào sả ớt, khìa nước dừa… món nào cũng béo và ngon miệng. Tuy nhiên chuột đồng nướng muối ớt là món ăn miền Tây nổi tiếng, không thể thiếu trên bàn nhậu và được nhiều người ưa thích.
Người dân miền Tây cũng bắt chuột đồng về tẩm muối và sả rồi đem phơi nắng để làm khô chuột. Giá bán mỗi kg khô chuột từ 150.000 - 170.000 đồng/kg.
Khô nhái
Khô nhái hay còn gọi là “vũ nữ chân dài” - một món nhậu có sức hấp dẫn lạ kỳ đối với người dân sông nước miền Tây nhưng không phải là món du khách nào cũng dám thử.
Khô nhái thường được bán nhiều ở vùng đất biên giới giáp ranh Campuchia, huyện Tịnh Biên, vùng Bảy Núi, An Giang. Nhái làm khô là nhái cơm con nhỏ, sau khi lột da, phơi khô chỉ còn bằng ngón tay. Trước khi phơi, nhái được rửa sạch, ướp với gia vị muối, tiêu, ớt cho thấm đều vào thịt.
|
Khô nhái hay còn gọi là vũ nữ chân dài. Ảnh: citinew |
Thường để được 1kg nhái khô, người ta sẽ phải chế biến từ 4kg nhái tươi, bán với giá khoảng 540.000 đồng/kg. Khô nhái rất ngon, vừa thơm vừa giòn, ngon nhất là chiên với cách chế biến đơn giản: thả nguyên con vào chảo dầu sôi già, phi tỏi thơm, thêm chút đường, nước mắm nhĩ rồi bỏ khô nhái đã chiên vào xóc đều, kết hợp cùng vài đầu hành trần, ít củ hành. Khi ăn bạn sẽ cảm nhận hương vị món ăn này rất thơm ngon, có sự hòa quyện của vị ngọt dịu xen lẫn vị cay cay, mằn mặn, béo, giòn rất đặc trưng.
Tắc kè, thằn lằn
Với vẻ ngoài khá kỳ dị, nhiều du khách đến miền Tây sẽ không dám thử món đặc sản độc lạ này. Thằn lằn được người dân bắt đem xẻ thịt phơi khô 2 - 3 nắng, sau đó xào với các gia vị, bán với giá 50.000 - 60.000 đồng mỗi con.
Khô tắc kè cũng được sản xuất nhiều tại vùng Tịnh Biên, An Giang. Khô tắc kè có thể dùng để ngâm rượu hoặc chế biến thành món nhậu thông thường. Các quý ông ưa chuộng món đồ khô này hơn cả bởi lời đồn đoán về khả năng giúp tăng cường sinh lực phái mạnh. Cứ 3kg tắc kè sống sẽ cho ra 1kg tắc kè khô. Tắc kè được bán theo con, giá khoảng 50.000 đồng mỗi con.
Dơi
Dân nhậu miền Tây rất thích món dơi. Có hai loại dơi chính: dơi sen và dơi quạ. Dơi quạ là dơi màu đen và to con hơn, còn dơi sen có màu lông chuột. Theo lời truyền tụng, hai loại dơi này đều xấu và hôi, nhưng dơi bắt được ngửi càng hôi thì thịt lại càng thơm.
|
Người dân miền Tây chỉ thường ăn dơi quạ, vì dơi quạ to con, lợi thịt, nhiều huyết. Ảnh: Zing |
Người ta có thể chế biến dơi thành nhiều món ăn ngon nhưng nhiều người ưa chuộng nhất vẫn là cháo dơi. Thịt dơi được làm sạch, băm nhỏ hoặc xắt miếng, bắc chảo lên khử tỏi cho thơm, rồi để thịt vào xào. Dơi vừa chín thì lấy ra cho vào nồi cháo, nêm nếm vừa ngon thì dùng tô đã chuẩn bị sẵn, rau bắp chuối để dưới và múc cháo vào, ăn nóng. Ngoài ra, dân nhậu miền Tây còn có thể thưởng thức món dơi khìa nước dừa, trộn gỏi bắp cải, cuốn bánh tráng chấm nước mắm chua ngọt.
Đuông dừa
Đuông dừa luôn được giới sành ăn đánh giá cao về độ giòn, vị béo ngậy, thơm lừng độc đáo. Tuy nhiên, vẻ ngoài mập tròn và mềm nhũn giống con sâu non của đuông dừa cũng đồng thời khiến nhiều người thấy rùng mình.
|
Đuông dừa tắm mắm là món ăn khoái khẩu của nhiều người dân miền Tây. Ảnh: I.T |