Cà chua kỵ dưa chuột
Đây là hai nguyên liệu thường xuất hiện trong các món gỏi, salad. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng, cà chua kỵ với dưa chuột. Nguyên nhân là do dưa chuột chứa enzyme catabolic, sẽ làm phá hủy vitamin C trong các loại rau khác, làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn.
Cà chua và khoai tây
Khoai tây đi vào dạ dày sẽ làm sản sinh một lượng lớn axit clohidric. Cà chua gặp axit có thể tạo ra một chất kết tủa không tan. Do đó, ăn cà chua và khoai tây cùng lúc có thể gây ra tình trạng khó tiêu.
Cà chua kỵ với khoai lang
Kết hợp cà chua với khoai lang sẽ tạo ra một món ăn gây rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy.
Cà chua và gan lợn
Gan lợn có chứa đồng và sắt có thể oxy hóa vitamin C trong cà chua thành axit dehydroascorbic và làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn nói chung. Nếu muốn hấp thụ toàn bộ lượng vitamin C trong cà chua và đồng, sắt trong gan lợn, bạn không nên kết hợp hai nguyên liệu này với nhau.
Cà chua và cà rốt
Đây là hai loại thự cphamar bổ dưỡng. Tuy nhiên, cà rốt có chứa một loại enzyme làm phá hủy vitamin C trong cà chua. Mặc dù chúng không độc nhưng lại làm giảm giá trị dinh dưỡng của món ăn.
Cà chua và cá
Cá sốt cà chua, canh cá cà chua... là món ăn quen thuộc đối với mọi gia đình. Tuy nhiên, sự thật là bạn không nên kết hợp cà chua với cá như cá chếp, cá chình, cá trích, cá khô.. Nguyên nhân là do vitamin C trong cà chua sẽ giải phóng đồng từ cá. Điều này làm giảm giá trị dinh dưỡng của cả hai loại thực phẩm đồng thời còn có thể tạo ra axit tannic kích thích niêm mạch dạ dày gây ra khó tiêu, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.
Ăn cà chua xanh
Cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn alkaloi, dễ gây ngộ độc thực phẩm. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh như buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi… có thể đe dọa tính mạng.
Không nên ăn nhiều hạt cà chua
Hạt cà chua không hề được tiêu hóa khi hấp thu vào dạ dày của chúng ta. Nếu chúng ta ăn quá nhiều trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, hạt cà chua có thể lọt vào ruột thừa, dễ gây viêm ruột thừa.
Không chế biến cà chua bằng nồi gôm hoặc gang
Hầu hết chào và nồi được sử dụng để chế biến các món ăn được làm bằng nhôm và gang. Khi chế biến cà chua thì tránh sử dụng nồi và chảo làm bằng 2 chất liệu kể trên bởi axit trong cà chua sẽ sinh ra phản ứng hóa học với nhôm hoặc gang. Từ đó làm cho món ăn bị giảm hương vị và mất đi dưỡng chất.
Không ăn cà chua khi đói
Chất pectin và nhựa phenolic chứa nhiều trong cà chua. Khi bạn ăn cà chua vào những lúc đói, những chất này có thể phản ứng với a-xít, ảnh hưởng lớn đến dạ dày. Dạ dày tiêu thụ những chất này có thể gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng. Chính vì vậy, bạn không nên ăn cà chua trong khi đói, nhất là đối với những trường hợp giảm béo với cà chua, cần phải cân nhắc kĩ lưỡng khi sử dụng.
Không dùng cà chua nấu chín để lâu
Khi bạn sử dụng cà chua đã bị nấu chín kĩ hoặc để trong thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị sẽ bị mất đi. Bên cạnh đó, nếu bạn ăn phải cà chua không còn chất dinh dưỡng có thể gây nên tình trạng ngộc độc thực phẩm, không tốt cho sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng.
Những người không nên ăn cà chua
Người bị dạ dày
Cà chua rất chua và có thể gây ợ nóng ở những người có vấn đề về dạ dày như viêm dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản. Ngay cả khi bạn khỏe mạnh thì việc ăn quá nhiều cà chua sẽ dẫn đến các vấn đề về dạ dày.
Gây đau khớp cho một số người
Ăn quá nhiều cà chua có thể gây đau khớp vì cà chua có một chất kiềm gọi là solanine, chất này tích tụ canxi trong các mô. Khi việc tích tụ canxi quá nhiều sẽ dẫn đến viêm, đau và sưng ở khớp.
Người bị bệnh tự miễn
Cà chua là một phần của một nhóm thực vật được gọi là nighthades. Các alcaloid có thể làm nặng thêm tình trạng viêm trong cơ thể, điều này đặc biệt xấu đối với những người mắc các bệnh tự miễn. Do đó nếu mắc hội chứng này bạn nên loại bỏ cà chua khỏi chế độ ăn uống hằng ngày.
Người bị bệnh thận
Cà chua không chỉ gây hiện tượng tích tụ canxi trong cơ thể mà còn giàu chất oxalate - một chất không được chuyển hóa dễ dàng khi tiêu thụ quá mức và nó có thể dẫn đến sỏi thận. Cà chua cũng rất giàu kali, có thể làm suy giảm chức năng thận. Nếu bạn đã bị các vấn đề về thận, hãy chú ý khi ăn cà chua.
Người hay bị dị ứng
Cà chua chứa một hợp chất gọi là histamine giúp tăng cường hệ thống miễn dịch để chống lại vi khuẩn, vi rút. Điều mày thường xuất hiện dưới dạng các phản ứng dị ứng như phát ban và sưng lưỡi. Đối với những người đã được chẩn đoán là dị ứng với cà chua, những triệu chứng đó có thể còn nghiêm trọng hơn.
Người bị hội chứng ruột kích thích
Nếu bạn bị hội chứng ruột kích thích thì không nên ăn cà chua vì chúng có thể gây tiêu chảy, chuột rút, đầy hơi và táo bón.
Gây hội chứng đổi màu da
Lycopene là một loại sắc tố có trong cà chua và các loại thực phẩm khác. Khi được tiêu thụ với số lượng phù hợp, chất này rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều cà chua sẽ gây hiện tượng đổi màu da được gọi là lycopenodermia.
Người bị các vấn đề về tiết niệu
Thực phẩm có nhiều axit như cà chua có thể gây kích thích bàng quang. Nếu bạn mắc các bệnh về đường tiết niệu thì nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.
Theo Tienphong