Bắp cải là loại rau thường được trồng ở các mảnh vườn nhỏ của mỗi gia đình này rất giàu dinh dưỡng và chất xơ. Bên cạnh đó nó còn là một nguồn vitamin C hoàn toàn tự nhiên. Thành phần dinh dưỡng và lượng vitamin trong bắp cải nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt và 3,6 lần so với khoai tây.
Trong cải bắp còn có các chất chống ung thư như sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và indol-33 carbinol nên rất tốt để phòng ngừa ung thư.
Hàm lượng kali trong bắp cải rất nhiều, tốt cho sức khỏe tim mạch và duy trì lưu thông máu khỏe mạnh đồng thời tránh tắc nghẽn các mạch máu đến tim. Kali cũng là một hợp chất tốt để làm giảm các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp.
Bắp cải chứa các khoáng chất như canxi, magiê và kali. Khoáng chất này được biết đến với khả năng duy trì sức khỏe của xương.
![Những "đại kỵ" khi ăn bắp cải, biết mà tránh kẻo hại sức khoẻ Nhung](https://images.kienthuc.net.vn/zoom/800/uploaded/btvbichphuong/2025_02_07/nhung-dai-ky-khi-an-bap-cai-biet-ma-tranh-keo-hai-suc-khoe.jpg) |
Bắp cải có tác dụng chữa nhiều bệnh - Ảnh minh họa |
Bắp cải hoặc các loại rau họ cải là nguồn cung cấp rất nhiều vitamin K và anthocyanin có thể giúp cho sức khỏe tâm thần và sự tập trung của não bộ. Các dưỡng chất này cũng có thể ngăn ngừa tổn thương thần kinh, giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer và chứng mất trí.
Ngoài ra, bắp cải rất giàu các vitamin có lợi cho sức khỏe như: Vitamin A: chịu trách nhiệm trong việc bảo vệ làn da và đôi mắt. Vitamin C chống oxy hóa quan trọng và giúp cơ thể đốt cháy chất béo. Vitamin E một chất béo hòa tan chống oxy hóa đóng vai trò làm đẹp và chống viêm nhiễm cho làn da. Vitamin B giúp tạo hưng phấn cho toàn bộ hệ thần kinh và tăng cường trao đổi chất trong cơ thể....
Cải bắp cũng là loại rau giàu vitamin và dưỡng chất nên khá hiệu quả trong điều kiện bệnh viêm khớp, suy nhược thần kinh, các chứng viêm, khó tiêu, thị lực có vấn đề và bệnh béo phì.
Bắp cải có chứa nhiều chất sắt vì thế nó rất hữu ích trong điều trị thiếu máu cho những người đang thiếu máu do thiếu sắt.
Nhưng ăn bắp cải cùng các thực phẩm dưới đây thì lại hóa hại:
Thực phẩm giàu tanin
Các thực phẩm giàu tanin như trà xanh, trái hồng, nho… khi ăn cùng hoặc ăn gần với bắp cải có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt của cơ thể. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người bị thiếu máu do thiếu sắt.
Ngoài ra, tanin trong trà xanh và trái cây khi kết hợp với protein trong bắp cải có thể tạo thành hợp chất khó tiêu hóa, dẫn đến đầy hơi, đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy.
Nếu thường xuyên kết hợp hai loại thực phẩm này, hệ tiêu hóa có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Càng nguy hiểm hơn nếu bạn ăn bắp cải cùng chúng khi đang đói.
Sữa và chế phẩm từ sữa
Sữa và các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, bơ chứa nhiều protein và lactose, trong khi bắp cải giàu chất xơ và một số hợp chất lưu huỳnh. Khi kết hợp hai loại thực phẩm này, hệ tiêu hóa có thể gặp khó khăn trong việc hấp thụ, gây đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, thậm chí tiêu chảy ở những người không dung nạp lactose.
Đặc biệt, đối với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm hoặc đang gặp vấn đề về dạ dày, ăn bắp cải cùng sữa có thể làm tăng nguy cơ viêm loét và rối loạn tiêu hóa.
Gan động vật
Gan động vật rất giàu sắt và đồng, trong khi bắp cải chứa hàm lượng vitamin C cao. Khi ăn cùng nhau, sắt và đồng trong gan sẽ làm oxy hóa vitamin C, khiến cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng quan trọng này.
Không chỉ vậy, gan là cơ quan giải độc của động vật, có thể chứa một lượng kim loại nặng hoặc độc tố tồn dư. Khi kết hợp với bắp cải - loại rau có thể làm tăng hấp thụ một số khoáng chất - việc này có thể khiến cơ thể hấp thụ nhiều độc tố hơn, ảnh hưởng xấu đến gan và thận.
Hải sản có vỏ
Các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc rất giàu canxi và đồng. Khi kết hợp với bắp cải, vitamin C trong rau có thể phản ứng với đồng trong hải sản, làm mất đi giá trị dinh dưỡng của cả hai thực phẩm.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng ăn hải sản cùng thực phẩm giàu vitamin C có thể làm tăng nguy cơ tích tụ kim loại nặng trong cơ thể, gây hại cho gan và hệ thần kinh. Bên cạnh đó, sự kết hợp này còn có thể kích thích phản ứng dị ứng ở một số người, gây nổi mề đay, ngứa ngáy, hoặc thậm chí là khó thở.
BS Đinh Minh Trí (Đại học Y dược TP HCM)