Thực phẩm lên men từ lâu đã phổ biến trong nhiều nền ẩm thực thế giới. Trong quá trình lên men, men vi sinh chuyển hóa carbohydrate (tinh bột và đường) thành axit, khí hoặc rượu. Chúng hoạt động như một chất bảo quản tự nhiên và cung cấp cho thực phẩm lên men màu sắc và hương vị đặc biệt.
Nhiều nghiên cứu kết luận thực phẩm lên men giúp cải thiện tiêu hóa, tăng cường miễn dịch, thậm chí giúp giảm cân... càng khiến thực phẩm này được nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên thực phẩm lên men có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
|
Thực phẩm lên men rất tốt cho cơ thể nhưng lại dễ gây ra tác dụng phụ. Ảnh minh họa |
Theo thông tin trên Zing News, mới đây cơ quan chức năng tại Hắc Long Giang, Trung Quốc đã xác định được nguyên nhân gây tử vong cho 8 người dân địa phương. Vụ việc xảy ra sau khi họ cùng ăn món mì gạo lên men quen thuộc tại Trung Quốc. Theo các bác sĩ, loại vi khuẩn gây ra cái chết cho 8 người được xác định là trực khuẩn mủ xanh (pseudomonas).
Theo Zhong Kai, Giám đốc Trung tâm Thông tin Dinh dưỡng và Thực phẩm Kexin, Trung Quốc, trực khuẩn mủ xanh phản ứng với các chất hóa học và sinh ra axit orycholic. Nguyên liệu làm món mì gạo lên men cho bữa ăn đã được bảo quản đông lạnh hơn một năm.
Nồng độ cao của axit men gạo đã được phát hiện trong bột ngô. Nó cũng được tìm thấy trong dịch dạ dày của bệnh nhân. Mì gạo lên men là món ăn quen thuộc tại Trung Quốc. Nó dùng bột ngô, cao lương, gạo, ngâm trong nước từ 3 đến 10 ngày để lên men. Sau đó, bột được vắt thành sợi, phơi khô và nấu sôi cùng nước.
Các chuyên gia xác định nguyên liệu làm ra món mì bị nhiễm khuẩn độc tố trong quá trình lên men. Ngay cả khi đun sôi trong nhiệt độ cao cũng không thể tiêu diệt trực khuẩn mủ xanh. Y văn thế giới ghi nhận tỷ lệ tử vong của người nhiễm trực khuẩn mủ xanh là 40-100%.
Trực khuẩn mủ xanh gây ngộ độc và tổn thương nghiêm trọng đến gan, thận, tim, não, các cơ quan quan trọng khác. Hiện tại, bệnh không có thuốc đặc trị, cơ thể phải đào thải và chuyển hóa dần chất độc.
Các bác sĩ cho hay nạn nhân của vụ ngộ độc tại Hắc Long Giang nhập viện trong tình trạng nôn, tiêu chảy, co giật và gan bị tổn thương nghiêm trọng. Chất độc vẫn tích tụ trong gan và chưa được đào thải hết nên với người nguy kịch còn lại, các bác sĩ đang cố gắng điều trị triệu chứng vì không có thuốc giải.
Liên quan tới thực phẩm lên men, các bác sĩ cho biết, thực phẩm lên men là quá trình trao đổi chất, qua đó các chất hữu cơ bị biến đổi dưới tác dụng của các men, của các vi sinh vật. Các vi sinh vật thường được sử dụng để lên men là vi khuần, nấm men, nấm mốc… Tùy theo cách lên men và chủng vi sinh vật sử dụng trong quá trình lên men mà tạo ra các mùi vị khác nhau.
Quá trình lên men sẽ giải phóng CO2, tạo nên các loại nước giải khát có gas hoặc dưới tác dụng của vi sinh vật phân hủy Glucid tạo ra đường đơn làm thực phẩm trở nên ngọt, phân hủy đạm tạo ra mùi vị đặc trưng của sản phẩm. Tuy nhiên, nếu sử dụng thực phẩm lên men chưa qua chế biến hoặc chế biến không đúng cách, chất Cyamid sẽ giải phóng vào trong cơ thể và gây ngộ độc.
Thực phẩm lên men còn là nguồn cung cấp lactic - loại vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Theo quy luật sinh tồn, vi khuẩn lactic bám vào niêm mạc đường tiêu hóa, cạnh tranh chỗ bám làm kìm hãm sự phát triển của vi sinh vật nên có thể gây bệnh tiêu chảy, gây viêm loét dạ dày và nấm cadida.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng đã nhận thấy một số men tạo ra các chất chống oxy hóa hấp thu các gốc tự do trong cơ thể và nó là thủ phạm gây ra căn bệnh ung thư.
Trên thực tế, nếu sử dụng các sản phẩm quá chua, có nấm mốc, khi quá trình lên men hoàn tất, trên bề mặt của sản phẩm muối chua có thể xuất hiện nấm mốc để tiêu thụ bớt axid lactic. Hiện tượng này làm giảm axid khiến thực phẩm bị hỏng. Do vậy, những sản phẩm muối chua khi đã xuất hiện nấm mốc thường có váng màu trắng đen hoặc nhầy, nhớt, không nên sử dụng. Ngoài ra, hàm lượng muối ở các loại mắm, dưa, cà muối thường chứa nhiều muối rất có hại cho bệnh nhân bị cao huyết áp, tim mạch,…
Theo An Dương/ Việt Q