Người bệnh tim chống đỡ với nắng nóng thế nào?

Google News

Trong những ngày nắng nóng, người bệnh tim dễ mệt. Tim phải đập nhanh hơn và làm việc nhiều hơn để cung cấp máu đến bề mặt da, giúp hỗ trợ việc điều tiết mồ hôi, làm mát cơ thể.

Theo đó, đối với người bệnh tim, phải sử dụng đầy đủ các loại thuốc điều trị bệnh tim mạch để phòng ngừa việc bệnh triến triển xấu đi. Khi gặp tình trạng mệt mỏi kéo dài, kèm theo chứng khó thở, phù, tim đập nhanh, đau tức ngực… phải đến bệnh viện khám ngay để được điều trị kịp thời.
Khi môi trường có nhiệt độ trên 35 độ C, nếu người bệnh tim phải đi ra ngoài thì cần dùng ô che nắng và không nên ở ngoài trời nắng lâu quá, đặc biệt vào lúc giữa trưa và đầu giờ chiều (từ 10 giờ đến 15 giờ) để tránh bị sốc nhiệt.
Nguoi benh tim chong do voi nang nong the nao?
 
Trường hợp gặp phải các triệu chứng sốc nhiệt như: sốt cao, da khô nóng mà không thấy đổ mồ hôi, chóng mặt, buồn nôn và lơ mơ (mất tri giác), bất tỉnh… thì cần phải gọi ngay người giúp đỡ, cần làm mát cho cơ thể ngay lập tức như vào chỗ mát, uống nước mát, lấy khăn lạnh lau người, nhằm hạ thân nhiệt, sau đó đưa bệnh nhân đến cấp cứu ở bệnh viện.
Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp: uống nhiều nước trà, tốt nhất là uống nước trà xanh; ăn nhiều hoa quả mát như dưa hấu, thanh long, nho, đu đủ…sẽ mang lại hiệu quả tốt trong việc giải nhiệt. Những ngày nóng, nên uống từ 8-10 cốc (2-2,5 lít) nước đun sôi ấm hoặc nước trà.
Người bệnh tim phải ăn uống điều độ, ăn những thức ăn thanh đạm, ăn nhiều rau củ quả và các loại đỗ giàu chất kali và canxi.
Việc ngủ trưa đối với người bệnh tim rất quan trọng vì có thể giảm được tai biến nặng. Bạn chỉ cần nghỉ trưa khoảng 30 phút, là có thể giảm được 30% tỷ lệ xảy ra tai biến bệnh tim mạch.
Do nóng bức nên người bệnh thường đi ngủ muộn, vì vậy, buổi sáng không nên dậy quá sớm để đảm bảo ngủ đủ giấc (từ 7-8 giờ).
Nếu bạn sử dụng máy điều hòa nhiệt độ, thì nhiệt độ trong phòng không nên quá thấp, tốt nhất là khoảng 25-30 độ C.
Theo Lao động Thủ đô