Ngủ gục xuống bàn làm việc
Dân văn phòng rất nhiều người chọn giải pháp là ngủ gục ngay trên bàn làm việc của mình. Tuy nhiên, thói quen này lại chính là nguyên nhân gây đau đầu sau khi bạn thức dậy.
Khi ngủ, nhịp tim sẽ chậm lại, lượng máu cung cấp tới các cơ quan giảm xuống nhưng lại tập trung nhiều cho dạ dày và ruột để tiêu hóa bữa trưa. Do vậy, việc ngủ trong tư thế ngồi sẽ gây ra tình trạng thiếu máu lên não và dẫn đến hiện tượng đau đầu, tê chân tay, ù tai...
Ngủ ngay sau khi ăn trưa
Thông thường thời gian nghỉ trưa được quy định tương đối ngắn nên ai cũng tranh thủ ngủ ngay sau khi ăn trưa. Vậy nhưng ngủ vào thời điểm này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe rất nhiều bởi vì sau khi ăn hệ tiêu hóa đang tăng cường hoạt động, tốc độ lưu thông máu cũng tăng lên.
Ngủ vào lúc này lượng máu cần cung cấp cho tim thấp, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho não và toàn bộ cơ thể. Chính vì vậy khi ngủ dậy chúng ta sẽ cảm thấy rất mệt mỏi.
Thời gian ngủ trưa quá dài
Có nhiều người thường xuyên thức đêm nên ngủ bù vào buổi trưa. Điều này khiến nhịp sinh học bị đảo lộn, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngủ trưa quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ buổi tối. Thông thường thời gian ngủ trưa tốt nhất là 30-60 phút. Vượt quá thời gian này sẽ làm áp chế trung khu thần kinh của đại não khiến các mạch máu “đóng lại” quá lâu, vì vậy càng ngủ càng mệt hơn.
Một vài lưu ý khi ngủ trưa tại văn phòng:
Sau khi ăn trưa, nên ngồi nghỉ khoảng 10 - 20 phút rồi mới ngủ trưa để tránh bị đau dạ dày.
Một giấc ngủ trưa ngắn tại văn phòng nên kéo dài trong khoảng 15 - 20 phút, bởi giấc ngủ ngắn này sẽ giúp cơ thể bạn vừa đủ tỉnh táo, vừa không còn cảm giác mệt mỏi, mất tập trung vào giờ làm việc buổi chiều.
Hãy cố gắng tìm một không gian ngủ yên tĩnh và không quá sáng để giúp cơ thể dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ ngắn buổi trưa.
Khi thức dậy, nên dành 1 - 3 phút ngồi tại chỗ để giúp cơ thể từ từ thích ứng trước khi bắt đầu vào công việc tiếp theo.