Với nhịp sống hiện đại, mọi người đều hối hả bận rộn, vùi đầu vào công việc, nên một giấc ngủ trưa dường như cũng hiếm hoi hơn. Con người cũng như cỗ máy đã được cài đặt sẵn, khả năng phấn kích của các tế bào não bộ chỉ có thể kéo dài được nửa ngày. Vì thế buổi trưa bạn thường có cảm giác buồn ngủ mệt mỏi là chuyện hết sức bình thường. Đây cũng chính là dấu hiệu cơ thể đang cần phải "phục hồi sửa chữa". Chính vì thế, một giấc ngủ trưa được coi như liều thuốc bổ cho sức khỏe đặc biệt là sức khỏe não bộ.
|
Ảnh minh họa, nguồn: Sina. |
Theo khoa học, tế bào não bộ chỉ có thể duy trì được hoạt động tốt nhất trong thời gian 4-5 tiếng. Một ngày mới thức giấc và một buổi sáng làm việc căng thẳng, sau bữa cơm trưa máu dành tập trung cho việc tiêu hóa thì việc não bộ thiếu máu và oxy là chuyện bình thường. Lúc này chúng ta sẽ có cảm giác mệt mỏi buồn ngủ. Thời điểm này cần một giấc ngủ trưa ngắn giúp cơ thể xả căng thẳng mệt mỏi, phục hồi thể lực, ổn định, cân bằng lại hệ thần kinh, giúp não bộ sạc lại năng lượng sẽ là sự lựa chọn tuyệt vời.
Làm thế nào để có giấc ngủ trưa hiệu quả
Thời gian ngủ: Tốt nhất chỉ nên ngủ trong vòng 1 giờ đồng hồ, ngủ nhiều hơn cũng không tốt. Theo các nghiên cứu về đồng hồ sinh học trong cơ thể, giấc ngủ thường chia thành hai giai đoạn: giấc ngủ ngắn và
giấc ngủ sâu. Thông thường sau khi ngủ khoảng 80-100 phút cơ thể sẽ chuyển sang trạng thái ngủ sâu.
>>>Mời độc giả xem video: "7 sự thật kỳ lạ về giấc ngủ có thể bạn chưa biết" tại đây. Nguồn: Zing News.
Trong giấc ngủ sâu, não bộ tạm thời “đóng cửa”, giảm lưu lượng máu cung cấp cho não, sự trao đổi chất trong cơ thể cũng giảm. Nếu đang ngủ sâu bị tỉnh giấc đột ngột sẽ khiến các mao mạch không thể mở kịp, não bộ sẽ không được cung cấp đủ máu và oxy nên các chức năng của hệ thần kinh cũng bị rối loạn tạm thời sẽ khiến bạn sẽ thấy đau đầu, mệt mỏi.
Tư thế nằm ngủ: Giấc ngủ trưa thường diễn ra ở văn phòng, tại ngay bàn làm việc hoặc trên ghế sofa ... đây đều là các tư thế nằm ngủ không khoa học. Khi cơ thể rơi vào trạng thái ngủ, các cơ bắp sẽ được thả lỏng, nhịp tim cũng chậm lại, huyết quản giãn nở, huyết áp giảm, máu lên não giảm. Đặc biệt sau bữa cơm trưa máu tăng cường cho hệ tiêu hóa, nếu ngủ ngồi sẽ khiến não thiếu oxy bạn sẽ bị đau đầu, mệt mỏi, thiếu sinh lực.
Nếu ngủ gục trên bàn sẽ ép lồng ngực gây khó khăn trong việc hô hấp, gia tăng gánh nặng cho tim phổi. Vậy ngủ cách nào tốt nhất? Cố gắng nghiêng về bên phải để giảm gánh nặng cho tim, gia tăng máu cho gan, có lợi cho tiêu hóa và bài tiết. Do thời gian ngủ trưa ngắn nên không cần thiết phải nằm nghiêng về bên phải chỉ cần có thể nằm tư thế thoải mái ngủ đã là tuyệt vời.
Không nên ngủ ngay sau khi ăn: Sau khi ăn, dạ dày chưa kịp tiết dịch vị để tiêu hóa thức ăn mà đi ngủ ngay sẽ khiến bạn bị chướng bụng, đầy hơi vì tiêu hóa gặp bất lợi. Tốt nhất sau khi ăn trưa, nên đi lại nhẹ nhàng một lúc rồi mới ngủ sẽ vừa đảm bảo cho tiêu hóa vừa đảm bảo cho chất lượng giấc ngủ trưa.
Thùy Dương ( Theo Sina)