Các chuyên gia sức khỏe luôn khuyên uống một cuộc nước sau khi thức dậy vào buổi sáng sẽ rất tốt. Đặc biệt, với phụ nữ còn tốt cho dáng và đẹp da.
Tuy nhiên, không phải loại nước nào cũng phù hợp để uống. Có 3 loại nước nên tránh uống vào buổi sáng.
Uống nước nóng trên 65 độ C buổi sáng: Gây UT thực quản
Theo nghiên cứu của "The Lancet Oncology", nếu tiêu thụ những loại đồ uống kém lành mạnh là nguyên nhân số 1 gây ra UT thực quản. Trong đó các loại đồ uống nóng và rượu bia đã được WHO xếp vào danh sách UT nhóm 2A, nghĩa là nhóm có đầy đủ bằng chứng về việc gây UT cho con người.
Lý do vì thực quản là bộ phận rất mỏng manh, có thể bị bỏng ở nhiệt độ trên 65 độ C. Khi bị bỏng niêm mạc thực quản có thể tự phục hồi, nhưng nếu quá trình này diễn ra quá thường xuyên sẽ dẫn đến việc cơ quan này bị suy yếu, từ đó khiến các tế bào biến đổi và tạo thành tế bào UT. Vì vậy, chỉ nên uống nước ấm 35-40 độ C là tốt nhất.
Uống nước đá lạnh buổi sáng: Gây đau dạ dày, tiêu chảy, cảm lạnh
Nhiều người thích uống nước trong tủ lạnh hay nước đá cho mát, ngay cả buổi sáng thức dậy vẫn có thói quen uống loại nước này.
Thế nhưng buổi sáng khi mới ngủ dậy, cơ thể vẫn chưa hoạt động bình thường, nước lạnh hay nước đá sẽ gây co mạch máu của niêm mạc dạ dày, từ đó ảnh hưởng và kích thích tiêu hóa, tăng tốc nhu động đường ruột, thậm chí gây đau bụng nhẹ, tiêu chảy hoặc đau dạ dày.
Đặc biệt là nếu bạn uống nước đá kèm với đồ uống ngọt, uống khi đói bụng dễ dẫn đến đau dạ dày. Nước đá lạnh đi vào họng còn gây ra tình trạng tắc nghẽn mạch máu, giảm huyết dịch, co thắt đột ngột, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây bệnh. Điều này có thể khiến bạn bị đau họng, giọng nói khàn, dễ sinh ra ho và cảm lạnh, thậm chí viêm thanh quản và viêm phế quản.
Ngoài ra uống nước đá còn khiến chị em khi đến tháng có thể gây ra rối loạn, đau bụng. Ở đàn ông, uống nước đá quá lạnh sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của 'con giống', gây các bệnh viêm mũi, thanh quản, phế quản, amidan, cảm lạnh, viêm họng…
Uống nước mật ong nấu chín: Sinh độc tố gây tăng đường huyết
Theo Trung tâm Công nghệ Sinh học Quốc gia Trung Quốc (NCBI), mật ong không được đun nóng vì nó gây ra tác dụng phụ.
Bởi vì nếu nấu chín nó sẽ làm giảm chất lượng và mất đi các enzym, chất dinh dưỡng thiết yếu của nó. Nguy hiểm hơn, mật ong đun nóng thực sự có thể tạo ra hiệu ứng mê sảng trong cơ thể và đồng thời có thể gây 'mất sự sống'.
Khi mật ong được nấu đến 40 độ C, nó sẽ gây ra sự thay đổi hóa học tiêu cực khiến thực phẩm này có vị đắng. Nhiệt độ cũng sẽ phá hủy các dinh dưỡng có lợi của mật ong, khiến nó trở nên dẻo như keo.
Sau khi đi vào đường tiêu hóa, các phân tử trong mật ong có xu hướng bám chặt vào màng nhầy, gây chướng bụng, khó tiêu, tăng cân và đặc biệt là mất cân bằng đường huyết...
Vì vậy, cách tốt nhất để tiêu thụ nước mật ong đó là pha với nước ấm 30-40 độ C. Ngoài ra, bạn chỉ nên dùng 1-2 thìa (khoảng 5ml) mật ong cho mỗi lần uống.
Theo Thạch Thảo/Khoevadep