Bệnh nhân ngộ độc thực phẩm thường xuất hiện các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy,...khiến cơ thể mất nước, mất cân bằng điện giải và trở nên rất mỏi mệt, kiệt sức.
Do vậy, nguyên tắc hàng đầu để thiết lập chế độ dinh dưỡng cho người sau khi bị ngộ độc thực phẩm chính là bù nước và điện giải để bù lại lượng đã mất đi.
|
Ảnh minh họa: AHB. |
Sau khi ngộ độc thức ăn, hệ tiêu hóa của chúng ta bị ảnh hưởng và hoạt động kém hiệu quả hơn bình thường. Bệnh nhân không nên ép bản thân ăn quá nhiều, nhồi nhét thức ăn hay ăn quá nhanh vì cơ thể sẽ không tiêu hóa được. Thay vào đó, bạn hãy bắt đầu bằng những món ăn nhẹ, có vị nhạt để xoa dịu, giúp dạ dày dần thích ứng và hạn chế kích thích phản ứng nôn.
Theo trang HealthLine, chuối, ngũ cốc, lòng trắng trứng, mật ong, cháo bột yến mạch, khoai tây luộc,... là một số thực phẩm tốt cho dạ dày sau khi bị ngộ độc thực phẩm.
Súp và nước dùng cũng là một sự lưa chọn tốt.
|
Ảnh minh họa: CC. |
Ngoài ra, điều quan trọng là bạn phải giữ cho mình đủ nước và bổ sung các chất điện giải bị mất do nôn mửa và tiêu chảy.
Trang clevelandclinic.org gợi ý đồ uống có nhiều chất điện giải chẳng hạn như Pedialyte,...Đồ uống điện giải cung cấp natri - làm chậm quá trình mất nước và giúp giữ nước.
Tuyệt đối tránh thức ăn, đồ uống và các chất gây khó tiêu cho dạ dày như rượu bia, caffein (có trong đồ uống như nước tăng lực, cà phê...), thức ăn cay, thực phẩm giàu chất xơ, các sản phẩm từ sữa, thực phẩm giàu chất béo, đồ chiên rán, nicotin, thức ăn gia vị, các loại nước ép trái cây,...
>>> Mời độc giả xem thêm video: 82 người tại Phú Yên ngộ độc thực phẩm
P.V (Theo HealthLine, CC)