Trong những ngày hè, không khó để bắt gặp cảnh các cô bé, cậu bé ở độ tuổi cắp sách đến trường đang ăn nằm ở lỳ tại các quán game. Nhiều trẻ bố mẹ đi làm cả ngày, thời gian nghỉ hè lại kéo dài nên các cô cậu lựa chọn quán game để đóng đô “giết thời gian”.
Chính thời gian này đã khiến trẻ nghiện game lúc nào không biết. Đến khi phụ huynh phát hiện con mình nghiện game, đã nhiều áp dụng cách cai nghiện game cho con một cách đầy bạo lực.
Hết đánh mắng, chửi thậm chí là trói, hạ nhục các con để các con “xấu hổ” tránh xa game. Gần đây nhất là vụ việc cha cai nghiện game bằng cách xích chân con lại. Đây được coi là biện pháp "đặng chẳng đừng" khi gia đình gần như bất lực trước đứa con ham chơi.
|
Cai nghiện game cho trẻ cần sự quan tâm của bố mẹ, đánh mắng không giúp các em nhận thức được vấn đề (Ảnh: Thành Long) |
Những vụ học sinh phổ thông bị đánh vì thiếu tiền net. Chủ quán net sẵn sàng cho một đứa trẻ chơi, thậm chí bao ăn bao ở, phục vụ tận nơi đến khi đứa trẻ nợ đến tiền triệu khi không có khả năng trả lại đánh dằn mặt để đòi.
Gần đây nhất, sự việc “game thủ” T.M.H (SN 1997) trú tại xã Mỹ Lộc, TP Nam Định, tỉnh Nam Định tử vong tại quán game trên đường Lương Thế Vinh, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm trong ngày 19/6 đang báo động tình trạng nghiện game trong giới trẻ. Đặc biệt trong độ tuổi học sinh.
Chúng tôi đã có mặt tại trung tâm cai nghiện game IVS tại Bắc Ninh, nơi có gần 300 trẻ đủ các lứa tuổi học sinh, cả nam và nữ đang phải cai nghiện game để tìm hiểu các trạng thái của trẻ nghiện game.
Trong trạng thái khá rụt rè, Nguyễn Quang Hưng (15 tuổi, Hà Giang), một “tân binh” của một trung tâm cai nghiện gam me cho biết, Hưng bắt đầu chơi game từ năm lớp 5. Ban đầu, do bố mẹ không để ý, không cấm cản nên Hưng chơi liên tục bất kể thời gian, thậm chí còn bỏ ăn để chơi.
Khi thấy Hưng chơi nhiều quá, bố mẹ Hưng cấm Hưng chơi bằng cách đánh, mắng, dọa nạt. Tuy nhiên, những đòn roi của bố mẹ Hưng không làm cậu bé này sợ sệt mà thậm chí cậu tìm cách chơi nén và áp dụng đủ mọi cách qua mặt bố mẹ.
Khi được hỏi có sợ sau trận đòn không, Hưng cho biết chỉ sợ lúc bị đánh, khi hết đau lại tìm cách chơi tiếp.
Khác với Hưng, Nguyễn Khắc Hiếu (16 tuổi, Vĩnh Phúc) trong một trạng thái khá đặc biệt. Hiếu cũng chơi game từ năm lớp 7, khác với bố mẹ Hưng, bố mẹ Hiếu do làm ăn xa lên không hề cấm cản Hiếu, Hiếu liên tục nhiều ngày đóng đô trong quan game mà quên hết ngày tháng.
Khi Hiếu “nghiện game” khá nặng và đã từng bị coi là “đồ bỏ đi”, sau nhiều lần được tư vấn Hiếu được gia đình đưa con đi cai nghiện game. Theo chia sẻ của giáo viên nhà trường thì Hiếu là trường hợp cái biệt nên việc giáo dục vô cùng vất vả. Mới vào trường, Hiếu có thường quậy phá và tìm mọi cách để lẩn trốn.
Theo thầy giáo Nguyễn Văn Thuận, phụ trách quản sinh của trường cai nghiện game IVS cho biết, số trẻ nghiện game trong độ tuổi học sinh trong vòng 4 năm trở lại đây đang có sự ra tăng đột biết.
Hiện nay, xu hướng gia tăng nguy cơ rối loạn tâm thần do chơi game ở Việt Nam rất đáng báo động vì trẻ em có điều kiện tiếp xúc với máy tính từ sớm. Nếu hôm nay trẻ chỉ chơi game một phút, rồi chơi tăng lên mỗi ngày, dần dần thời gian dành cho game có thể năm đến sáu tiếng một ngày.
Trẻ bị nghiện game từ lúc nào không hay. Nhiều trẻ khi điều trị cho biết, lúc nào cũng có cảm giác màn hình máy vi tính vô hình ở trước mặt mình, mọi tâm trí đều tập trung vào đấy và không có ý thức đến sự việc ở xung quanh.
Đáng báo động hơn khi đối tượng nghiện game là nữ có biểu hiện ra tăng. Nếu trước đây, số lượng nữ đang độ tuổi mới lớn nghiện game rất hiếm thì nay số lượng đó ngày càng một nhiều.
Số lượng học sinh nữ phải vào trung tâm cai nghiện game IVS đang ngày càng gia tăng. Hiện số lượng đang chiếm 30% tổng số học sinh của trường. Khác với học sinh nam, đối tượng nữ có nhiều biểu hiện phức tạp hơn nhiều so với học sinh nam.
Một trong những học sinh nữ của trung tâm cai nghiện game, em Trần Hồng Vân (16 tuổi, Tuyên Quang) cho biết, em thường xuyên lang thang đi khỏi nhà khiến cả đại gia đình suốt ngày phải đi tìm. Có thời điểm Vân trốn nhà đi chơi 1 tháng trời khiến cả họ phải đi tìm.
Trong thời gian đó, Vân chơi với bất kỳ ai coi Vân là bạn và lang thang khắp nơi đi ăn đi chơi mà không biết đến đường về. Dù nhớ bố mẹ nhưng Vân sợ không dám quay về nhà bởi lo sợ bố mẹ đánh mắng. Khi phải đi cai nghiện game, diễn biến tâm lý của Vân cũng đã bị rối loạn khiến các thầy cô giáo tại trung tâm cai nghiện vô cùng vất vả để phục hồi nhân cách cho Vân.
Cũng theo chia sẻ của thầy Thuận, trên thực tế, trong những năm gần đây, sự phát triển của Internet và các thiết bị điện tử đã khiến trẻ nghiện game rất nhiều. Tuy nhiên, nhiều gia đình đã không để ý và không kiểm soát được thời gian con cái chơi game khiến trẻ nghiện lúc nào không biết.
Những biện pháp tự cai nghiện cho con bằng bạo lực đã không đem lại kết quả mà ngược lại còn làm cho các em bị tổn thương tâm lí. Khi gia đình đưa trẻ đến trung tâm cai nghiện game khi trẻ đã bị tổn thương khá lớn về tâm lý. Nhiều học sinh khi đến với trung tâm cai nghiện game khi đã có những hành vi cụ thể trầm cảm, hay đập phá, rối loạn nhân cách, họ mới đưa con em trung tâm cai nghiện game.
Thầy Tống Văn Tam, phụ trách an ninh của trung tâm cho biết, việc giáo dục ban đầu cho học sinh nghiện game rất khó khăn, nhiều lúc các em còn sử dụng cả những “nghiệp vụ” được học trong game để lẩn trốn khỏi trung tâm như bôi xà phòng làm gỉ trấn song sắt, sử dụng chỉ để kéo thuốc lá hút lén lút…
Thời gian các em bị bứt dứt vì thiếu game không kém các biểu hiện bứt dứt như nghiện ma túy. Trong nhiều trường nặng, game thủ bỏ cả việc vệ sinh cá nhân, không chịu tắm rửa nên người rất hôi hám. Nhiều trường hợp gia đình đưa đến trung tâm cai nghiện khi phát hiện ra con họ từng có thời gian ăn ngủ có thâm niên trong các phòng game được nuôi ăn ở nhiều ngày.
>>> Mời quý độc giả xem video Chuyện ăn mặc phản cảm của giới trẻ (nguồn Youtube):
Theo Người Đưa Tin