|
Bé gái ngã võng bị chấn thương sọ não. |
Gia đình cho biết, lúc đầu nghĩ bé ngã bình thường nhưng một tiếng sau thấy bé co giật, gia đình vội vàng đưa cháu vào BV sản nhi của tỉnh cấp cứu.
Sau vài ngày điều trị thấy tình trạng ổn định, bác sỹ cho cháu về. Về được vài ngày, cháu lại bị co giật tiếp. Thấy bé co giật nhiều, tím tái, tri giác giảm vội đưa nhập viện lại. Khi chụp chiếu và làm các xét nghiệm bác sỹ thấy có máu tụ dưới màng cứng ở trong não rất to. Gia đình xin chuyển bé đến Bệnh viện Việt Đức.
Tại đây, bác sỹ chẩn đoán trẻ bị chấn thương sọ não nặng, tụ máu và tổn thương nhiều vùng.
BS Trịnh Thu Huyền – Khoa hồi sức tích cực 2 (BV Việt Đức) cho biết, bé An bị chấn thương sọ não nặng. Lúc mới vào viện, qua các bước xét nghiệm cho thấy não bị tổn thương, tụ huyết nhiều. Ngay đêm ấy, bé được mổ cấp cứu lấy máu tụ trong não, sau mổ phải nằm chăm sóc đặc biệt, bù dịch, bù máu rất nhiều…
Đến nay, cháu đã có diễn biến khả quan, cai được máy thở, có thể tiếp xúc nhưng vẫn còn rất nặng, tình trạng viêm phổi chưa cải thiện. Hơn nữa, với trường hợp của cháu còn quá nhỏ lại chấn thương nặng, đã 3 lần bị co giật nên khả năng di chứng rất cao, đòi hỏi phải theo dõi sát. Bệnh viện hiện tạo điều kiện hết mức, sử dụng các công cụ máy móc tốt nhất để cứu tính mạng bé.
Theo các chuyên gia, tốt nhất là ba mẹ hãy đặt trẻ ngủ trên giường, hay trong nôi để đảm bảo an toàn và không bị ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện.
Nếu bắt buộc, cha mẹ chỉ đặt trẻ nằm võng khi trẻ hơn 3 tháng tuổi; Không cho trẻ nằm trên võng ngủ quá lâu; Chỉ đặt trẻ nằm võng vào ban ngày với những giấc ngủ ngắn; Để lưng trẻ được nâng đỡ một cách tốt nhất thì ba mẹ hãy lót một tấm chiếu nhỏ hoặc cho trẻ nằm chéo so với chiều võng; Không đu võng cho bé quá lâu, quá mạnh vì ảnh hưởng không tốt đến hệ thần kinh của trẻ; Nên chắn võng ngang sao cho trẻ không bị lật võng ngã trong lúc ngủ…