Bệnh nhi N.D.L. (10 tuổi, Bù Gia Mập, Bình Phước) được bệnh viện tỉnh chuyển cấp cứu đến Bệnh viện Nhi đồng 2 TP HCM trong tình trạng nôn ói nhiều, đầu sưng phù, thở mệt, lả người...
|
Người nhà phải đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ than đau cẳng tay, chân kèm theo các vết bầm tím nơi đau. Nguồn: internet |
Kết quả chụp CTScan sọ não cho thấy bé L. bị xuất huyết não ngoài màng cứng vùng thái dương đỉnh chẩm phải. Các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 2 mổ khẩn, lấy ra ngoài 50ml máu tụ, cứu bé L. ngay trong đêm.
Mẹ bệnh nhi cho biết, cách nhập viện vài được nghỉ học nên bé qua nhà hàng xóm chơi, sau đó leo lên cây me hái trái, không may bị hụt tay, té từ độ cao 3m xuống đất. Một lúc sau bé tỉnh, đến chiều, nôn ói liên tục.
Sau mổ, máu tụ đã được xử lý hết, bé không còn đau đầu, nôn ói, sức khỏe đang tiến triển tốt, có thể xuất viện trong vài ngày tới.
Bệnh nhi T.M.K. (8 tuổi, ở Long An) khi được chuyển đến bệnh viện đã xuất huyết não nặng, hôn mê sâu. Mặc dù bác sĩ đã dùng các phương án tốt nhất nhưng nếu qua khỏi. Trước đó, bé K. theo bạn ra ruộng chơi. Trong lúc bắt cá, bé đạp phải một vật cứng bị đứt sâu ở lòng bàn chân trái.
Khi bé về nhà, người lớn lấy thuốc rê và mạng nhện cầm máu cho bé. Không ngờ vết thương sau đó bị nhiễm trùng, gây đau nhức nhiều ngày, khi đưa vào bệnh viện đã quá trễ.
Đây là thời điểm vào hè, các trẻ đã bắt đầu được nghỉ học nên tai nạn sinh hoạt đang có xu hướng tăng. BS Lê Quang Mỹ, Bệnh viện Nhi đồng 2 cho biết, trẻ nhỏ, đặc biệt từ 2-6 tuổi, rất hiếu động, thích khám phá, nhưng chưa ý thức được nguy hiểm nên nguy cơ đối mặt với tai nạn bị chấn thương vùng đầu, tay, chân do té ngã. Đã có trường hợp bé tự đưa ngón tay vào ổ điện, bị giật té ngã gây chấn thương nặng.
Khi xảy ra tai nạn, người lớn nhiều khi chỉ nghĩ trẻ bị vết trầy xước bên ngoài, vô tình bỏ qua các biểu hiện bất thường ở trẻ.
BS Mỹ khuyến nghị, khi tai nạn xảy ra, cha mẹ không nên hoảng loạn, la mắng bởi trẻ sẽ sợ sệt không dám nói nguyên nhân, hay cố gắng chịu đựng các cơn đau. Trong khi đó, một số chấn thương cần được xử lý trong “giờ vàng”, đặc biệt là xuất huyết não.
Điều trị chậm trễ có thể tăng nguy cơ trẻ bị thiếu oxy não dẫn tới di chứng nặng nề về tâm thần kinh sau này, thậm chí tử vong.
>>> Mời độc giả xem thêm video 9 học sinh lớp 6 chết đuối thương tâm ở Quảng Ngãi:
An Quý