Triệu chứng 1: Tê ở các ngón chân
Trên thực tế lâm sàng, 40% bệnh nhân đái tháo đườngsẽ xuất hiện tình trạng như vậy, đây cũng là biến đổi thể chất rõ ràng nhất. Nguyên nhân là do biến chứng của dây thần kinh ngoại vi ở bệnh tiểu đường, hai chân ngoài cảm giác tê bì, còn nhạy cảm với cơn đau và khả năng nhận thức của cơ thể cũng sẽ giảm đi rất nhiều. Vì vậy ngay cả khi phần bàn chân của cơ thể của bệnh nhân tiểu đường bị bỏng cũng sẽ không dễ dàng nhận thấy.
Triệu chứng 2: Loét bàn chân
Loét bàn chân là biến chứng bàn chân tiểu đường phổ biến nhất. Loét phát triển do hậu quả của sự thay đổi trên các mạch máu lớn và nhỏ tại bàn chân.
Đường huyết cao ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ chế chữa lành vết thương của cơ thể, dẫn đến loét mạn tính. Tiến triển của loét được đẩy nhanh hơn nữa do sự hình thành mô hạt ở bệnh nhân tiểu đường diễn ra rất chậm. Phần lớn bệnh nhân tiểu đường trên thế giới bị cắt cụt do loét ác tính kéo dài. Loét cũng có thể gây biến dạng bàn chân do quá trình thoái hóa, biến đổi mô.
Điều này cho thấy rằng bạn không được bất cẩn, nếu thấy một vết thương nhỏ trên bàn chân mà lâu không lành, thậm chí dẫn tới lở loét thì bạn nên kịp thời đến bệnh viện để kiểm tra toàn diện.
Triệu chứng 3: Ngứa ngón chân
Nói đến ngứa chân, hầu hết mọi người có thể nghĩ đến bệnh nấm da chân, nhưng bệnh tiểu đường cũng có thể gây ngứa chân. Do lượng đường trong máu của cơ thể quá cao và quá trình trao đổi chất không kịp thời sẽ gây kích ứng da, gây ngứa da. Nó cũng có thể do nhiễm vi khuẩn, khô da hoặc máu lưu thông kém nhưng bạn nên chú ý đến tình trạng ngứa da, nếu nó diễn ra thường xuyên thì nên đi kiểm tra toàn diện về sức khỏe.
Theo Bảo Vệ Công Lý