Theo ông Zhang Yongsheng (Trưởng Khoa Dinh dưỡng tại Bệnh viện Liên kết đầu tiên của Đại học Y Quảng Tây): Sự kết hợp giữa sữa đậu nành và gạo là rất hợp lý trên quan điểm dinh dưỡng. Gạo ít protein và lysine, trong khi đó đậu nành lại rất giàu 2 chất này. Nếu nấu gạo cùng sữa đậu nành, giá trị dinh dưỡng sẽ được cải thiện rất nhiều.
Ông Zhang Yongsheng (Trưởng Khoa Dinh dưỡng tại Bệnh viện Liên kết đầu tiên của Đại học Y Quảng Tây).
Ngoài ra, hàm lượng methionin trong đậu nành tương đối ít; bù lại methionin trong gạo lại khá nhiều.
Những lợi ích tuyệt vời khi nấu cơm bằng sữa đậu nành
Lợi ích 1: Cơm sẽ thơm ngon hơn
Cơm được nấu với sữa đậu nành sẽ được tăng lượng đạm và chất béo từ sữa. Do đó khi cơm chín sẽ dẻo ngọt hơn.
Lợi ích 2: Dễ hấp thụ hơn
Nếu chỉ ăn cơm hoặc uống sữa đậu nành, cơ thể khó mà hấp thụ đủ protein chất lượng cao. Nhưng khi kết hợp đậu nành và gạo, protein đậu nành và protein ngũ cốc sẽ bổ trợ cho nhau, giúp cải thiện hiệu quả việc hấp thụ và sử dụng protein.
Cơm khi kết hợp sữa đậu nành, hàm lượng đạm tương đương với thịt. Do đó, người Trung Quốc xưa thường có câu nói: "Gạo cộng với đậu bằng thịt".
Ngày nay nhiều người trung niên và cao tuổi không ăn được thịt, vì thế đã sử dụng phương pháp nấu cơm bằng sữa đậu nành. Vừa có tác dụng bù dinh dưỡng, lại an toàn và tốt cho sức khỏe hơn.
Lợi ích 3: Ngăn ngừa bệnh tật, làm đẹp da
Đối với người mỡ máu cao, nên bỏ bớt khẩu phần thịt thay bằng cơm nấu sữa đậu nành, lượng protein không thay đổi, nhưng sẽ có lợi cho sức khỏe hơn, giúp giảm mỡ máu.
Khi cơm được nấu bằng sữa đậu nành, chất xơ trong cơm tăng lên đồng thời chỉ số đường huyết sẽ giảm xuống, sẽ có tác dụng hạ đường huyết rất rõ.
Cơm nấu bằng sữa đậu nành còn có thể ngăn ngừa tình trạng cao huyết áp, bệnh tim mạch vành, đột quỵ, ung thư. Hơn nữa còn có tác dụng dưỡng huyết, chống lão hóa.
Cách nấu cơm với sữa đậu nành:
- Pha loãng sữa đậu nành với nước với tỉ lệ là 1:1. Nghĩa là 1 bát sữa đậu nành và 1 bát nước.
- Vo gạo như bình thường sau đó đổ sữa đậu nành pha loãng vào. Lượng sữa đậu nành khi nấu cơm nên nhiều hơn lượng nước nấu cơm bình thường một chút. Tỷ lệ gạo và sữa đậu nành pha loãng là 1:1,5.
- Khuấy đều gạo và sữa đậu nành rồi bật nút cơm. Chờ đến khi cơm chín là có thể thưởng thức.
Cơm nấu cùng sữa đậu nành có mùi thơm ngọt, rất ngon, lại còn cực tốt cho sức khỏe.
Một số lưu ý khi vo gạo để không làm mất dinh dưỡng
- Không nên vo gạo quá kỹ
Nhiều người cho rằng càng vo gạo kỹ thì càng sạch, xong thực tế chính phần nước màu trắng đục lại là phần chứa nhiều dinh dưỡng nhất. Việc vo gạo quá kỹ khiến cho một lượng lớn các vitamin và chất khoáng bám bên ngoài hạt gạo như: glucid, protein, lipid, chất khoáng, vitamin B1, B2, B6… bị trôi mất. Tốt nhất bạn chỉ nên vo gạo nhẹ nhàng một lần để loại bỏ trấu, sạn. Phần nước vo gạo có thể bón cây hoặc rửa mặt đều tốt vì có nhiều chất dinh dưỡng.
- Không nên vo gạo trực tiếp trong lòng nồi cơm điện
Việc vo gạo trực tiếp trong lòng nồi dễ khiến lớp bảo vệ bị trầy xước, không chỉ giảm tính thẩm mỹ của nồi cơm điện mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là với sản phẩm nồi chống dính.
Các chuyên gia khuyên rằng nên vo gạo bằng rổ/rá hay một chiếc thau nhỏ sau đó mới trút gạo vào nồi cơm điện để nấu.
Theo PV/Phụ nữ Việt Nam