Nấm hương còn gọi là nấm đông cô. Đây là loại nấm rừng phổ biến tại các khu vực vùng núi phía Bắc như Lào Cai, Sapa, Lai Châu, Hà Giang, Yên Bái, Điện Biên...
Nấm hương gồm 2 phần: Chân nấm và mũ nấm. Phần chứa nhiều thành phần giá trị dinh dưỡng nhất chính là phần mũ nấm.
Nấm hương chứa nhiều khoáng chất như selen, đồng, magie, phốt pho, kẽm... Trong một bát nấm chứa 15 calo, 2,2g chất đạm, 0,2g chất béo, 2,3g carbohydrate, 0,7g chất xơ và 1,4g đường.
Nấm hương là loại thực phẩm có hàm lượng calo thấp với nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa vậy. Vì vậy đây cũng là loại thực phẩm quan trọng trong các chế độ ăn kiêng.
Nấm hương giàu dinh dưỡng nhưng những người này nên tránh xa là người nghiện rượu bia, mang tính hàn...
Theo Đông Y, nấm hương vị ngọt và tính mát, nhưng nếu sử dụng vượt liều lượng thời gian dài sẽ dẫn tới tình trạng bị đau bụng, ngộ độc. Vì thế dù nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể nhưng không phải ai cũng ăn được nấm hương. Vậy những ai không nên ăn nấm hương.
Người nghiện rượu bia
Không nên uống bia rượu mà nhâm nhi nấm hương vì nguy cơ gây ra ngộ độc rượu rất cao. Sự tích tụ của lượng Aldehyde trong máu vượt ngưỡng cho phép khiến bạn gặp những triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mặt đỏ bừng hay buồn nôn… Không phát hiện kịp thời sẽ nguy hiểm tới tính mạng.
Người có cơ thể tính hàn
Không nên chế biến nấm hương cùng thực phẩm tính hàn mạnh như thịt lạnh hay rau lạnh, vì nó cực hại cho dạ dày. Đặc biệt, khi ăn nấm bạn không nên uống nước lạnh, nước đá, nước giải khát hay trà đá do nó sẽ dẫn tới tình trạng bị tiêu chảy.
Người hệ tiêu hoá kém
Với những người hệ tiêu hoá kém thì tốt nhất không nên sử dụng bất kể món ăn gì liên quan tới nấm. Nguyên nhân, nấm có tính hàn mạnh, nếu ăn vào bạn sẽ bị lạnh bụng và gây đau bụng âm ỉ. Ngoài ra, những người dễ bị cảm lạnh hoặc cơ thể đang nhiễm cảm lạnh cũng không nên ăn nấm.
Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã biết "Những ai không nên ăn nấm hương" rồi phải không?
Theo Vũ Huyền/VTC