Cụm từ "mùi người già" thường được dùng để nói về mùi khó chịu phát ra từ cơ thể người cao tuổi. Cho dù ngày nào cũng tắm, cơ thể họ vẫn vương mùi khó chịu đặc trưng ngày càng tăng lên theo tuổi tác. Nhiều trường hợp, mùi người già nặng đến nỗi khiến các cụ bị con cháu né tránh, khiến họ buồn bã, tủi thân.
Có mấy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mùi người già.
Những thói quen sinh hoạt mất vệ sinh, chẳng hạn như tần suất thay quần áo, tắm rửa thấp.
Tình trạng khó tiêu, chuyển hóa chậm, thường xảy ra với người già. Khi có tuổi, hệ tiêu hóa hoạt động không còn tốt như trước, quá trình trao đổi chất diễn ra chậm, chất độc bị tồn đọng nhiều trong cơ thể, không được đào thải kịp thời, gây ra nặng mùi.
Các loại bệnh như suy giảm chức năng tim phổi, bệnh về tim mạch và mạch máu não… khiến một số chức năng trong cơ thể hoạt động kém hiệu quả, dẫn đến mùi cơ thể.
Nắm bắt được những nguyên nhân trên, người lớn tuổi hoàn toàn có thể giảm bớt mùi cơ thể bằng những biện pháp đơn giản. Đầu tiên, nên chú ý hơn đến việc vệ sinh cá nhân như thay quần áo, tắm rửa thường xuyên. Nên mở cửa sổ để thông thoáng khí.
Bên cạnh đó, người có tuổi nên thường xuyên đi khám sức khỏe. Đến một độ tuổi nhất định, cơ thể sẽ phát ra những tín hiệu cảnh báo. Vì vậy, con cháu nên khuyên người già đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời chữa trị khi có vấn đề. Đây cũng là biện pháp thiết thự ngăn mùi người già phát triển.
Khi đã có tuổi, bất cứ ai cũng nên từ bỏ thuốc lá và rượu, tập trung phát triển các thói quen lành mạnh như tập thể dục, đi bộ, đi ngủ sớm, dậy sớm và chú ý đến ăn uống. Để cơ thể không phát ra mùi khó chịu, người già nên tránh ăn những món nặng mùi và ống nhiều nước hơn.
Theo Dương Quân/VTCnews