Ở đất nước Trung Hoa, kỷ tử phân bố ở nhiều nơi nhưng loại được trồng ở Ninh Hạ có chất lượng cao hơn cả. Ở đây, người ta gọi vị thuốc này là "minh mục tử", có nghĩa là thứ quả làm sáng mắt. Truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa ở Ninh An thuộc tỉnh Ninh Hạ có một cô gái tên là Cẩu Hồng Quả.
Cha cô không may mất sớm, vì quá thương nhớ chồng, mẹ cô khóc nhiều đến nỗi cả hai con mắt bị bệnh không nhìn thấy gì cả. Để chữa bệnh cho mẹ, Cẩu Hồng Quả đã không quản gian lao khó nhọc, ngày đêm trèo đèo lội suối lên tận Nam Sơn hái thuốc. Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cô, tiên ông Bạch Hồ Tử đã hiện ra và chỉ dẫn Cẩu Hồng Quả thu hái kỷ tử về làm thuốc cho mẹ cô uống. Quả nhiên, sau một thời gian dùng thuốc, mắt mẹ cô ngày càng sáng ra và khỏi hẳn. Vì thế, dân trong vùng gọi thảo dược này là "minh mục tử" và coi đó là thứ "linh đan diệu dược" chuyên chữa bệnh về mắt.
Công thức trà kỷ tử: Bạn chỉ cần mỗi ngày lấy 15g kỷ tử hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 – 20 phút là ta đã có được một thứ nước màu đỏ đẹp, thơm ngon, vừa có tác dụng giải khát thay trà trong ngày lại vừa có công năng bổ thận ích tinh và dưỡng can minh mục. Kỷ tử có thể điều chế thành 63 loại dược thực phẩm điều trị bệnh cho cơ thể.
Cải thiện trí nhớ: Kỷ tử cũng là loại thuốc bổ óc đầu tiên được dùng ở Châu Á. Nó chứa betain, vào cơ thể chuyển đổi thành choline, một chất làm tăng cường và có khả năng phục hồi trí nhớ.
Tăng sinh lý và khả năng tình dục: Kỷ tử cũng là một loại dược thảo đông y bồi bổ khả năng tình dục và theo truyền thuyết nó làm tăng sự ham muốn. Thật ra, những nghiên cứu của khoa học cho thấy kỷ tử làm tăng testosterone trong máu nên làm tăng khả năng tình dục của cả nam và nữ
Nga Quỳnh (TH)