Dạ dày là cơ quan tiêu hóa lớn nhất trong cơ thể con người, nó hoạt động giống như một con quay không ngừng. Tuy nhiên, dạ dày cũng là cơ quan vô cùng mỏng manh, một khi chế độ ăn uống không hợp lý, dạ dày bị tổn thương lâu ngày, cơ thể con người có thể mắc các bệnh về đường tiêu hóa ở các mức độ khác nhau như viêm dạ dày, loét dạ dày. và thậm chí là ung thư dạ dày.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày, có thể kể đến những nguyên nhân sau:
- Các yếu tố môi trường bao gồm nước uống, ô nhiễm không khí...
- Yếu tố chế độ ăn uống bao gồm các sản phẩm ngâm chua, cá hun khói, thịt xông khói... có thể làm tăng tỷ lệ mắc ung thư dạ dày.
- Yếu tố nhiễm trùng: Tỷ lệ mắc ung thư dạ dày ở những bệnh nhân nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori sẽ tăng lên đáng kể, điều này chứng tỏ rằng nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori có liên quan trực tiếp đến ung thư dạ dày.
- Yếu tố di truyền: Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày phải thường xuyên nội soi dạ dày.
3 bất thường ở miệng cảnh báo nguy cơ ung thư dạ dày
Để nhận biết sớm bệnh ung thư dạ dày, bạn nên chú ý đến những bất thường ở khoang miệng. Nếu có 3 biểu hiện này thì nên đi khám ngay.
Lưỡi dày
Khi ung thư dạ dày phát triển, lưỡi của bệnh nhân thường có màu vàng và dày, bởi vì dạ dày quá ẩm và nóng, chức năng dạ dày không bình thường, khiến một số độc tố có hại bám vào màng lưỡi.
Vì vậy, nếu bạn thấy lớp màng trên mặt lưỡi của mình dày hơn và không thể cải thiện cho dù bạn sử dụng nhiều phương pháp khác nhau thì nên đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.
Răng vàng
Nếu bạn không có thói quen hút thuốc, uống trà và vẫn đánh răng hàng ngày nhưng thấy răng vẫn ngả vàng thì lúc này bạn cần cẩn trọng, rất có thể đó là quá nhiều axit dạ dày và trào ngược đang ăn mòn răng của bạn.
Nấc cụt
Nếu niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm dạ dày hoặc khó tiêu sẽ gây ra hiện tượng nấc cụt, vì sau khi thức ăn đi vào dạ dày sẽ kích thích các dây thần kinh dạ dày và gây ra phản xạ nấc cụt.
Tuy nhiên, trong các trường hợp bình thường, bạn cũng có thể gặp phải tình trạng nấc cụt. Do đó, nếu bị nấc cụt thường xuyên, kéo dài thì bạn nên cẩn trọng.
Tầm soát ung thư dạ dày
Các phương pháp tầm soát ung thư dạ dày thường được sử dụng bao gồm nội soi dạ dày, phát hiện men pepsin huyết thanh...
Nội soi dạ dày và sinh thiết là phương pháp xác định chính xác nhất cho đến nay, thông qua nội soi dạ dày có thể làm sạch thức ăn và chất nhầy còn sót lại trong dạ dày, từ đó nắm rõ hơn tình trạng của dạ dày.
Hơn nữa, trong khi quan sát cấu trúc tổn thương dạ dày, có thể dùng sóng siêu âm để sàng lọc tổn thương ở lớp sâu hơn nhằm quan sát mức độ xâm lấn của tế bào ung thư đối với thành dạ dày, từ đó có thể xác định chính xác hơn mức độ bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp nhất...
Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư dạ dày?
Đầu tiên, hãy chú ý đến chế độ ăn uống của bạn và tránh ăn những thực phẩm không tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như thịt đỏ và thịt đã qua chế biến kỹ, thực phẩm ngâm chua, chứa nhiều nitrit.
Thứ hai, thăm khám thường xuyên, kiểm tra thường xuyên có thể phát hiện sớm các tổn thương dạ dày, điều trị sớm và ngăn ngừa ung thư dạ dày.
Thứ ba, tránh xa thuốc lá và rượu... Rất nhiều người bị ung thư dạ dày, nguyên nhân chủ yếu liên quan đến việc hút thuốc và uống rượu nhiều. Để tránh tình trạng này, chúng ta nên chú ý hình thành những thói quen tốt, không hút thuốc, không uống rượu.
Theo Tổ Quốc