Chảy máu chân răng là một trong những biểu hiện rất dễ nhận ra và cũng là một dấu hiệu báo sức khỏe răng miệng của bạn đang có vấn đề. Để bị chảy máu chân răng lâu mà không chữa trị, sẽ có các biến chứng khác ảnh hưởng tới sức khỏe.
Nguyên nhân chảy máu chân răng chính là do vệ sinh răng miệng kém, không đánh răng đúng cách để các mảng bám có cơ hội ‘cư trú’, gây viêm lợi. Chảy máu chân răng còn do xuất huyết giảm tiểu cầu. Người bị bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu khi đánh răng hay bị chảy máu và đi kèm với sốt, xuất hiện những mụn nhỏ li ti dưới da mà không biến mất, làm da bị căng ra.
Nếu bị chảy máu chân răng, bạn đừng quá lo lắng mà hãy thử những cách chữa chảy máu chân răng tự nhiên dưới đây ngay tại nhà. Có thể mang lại hiệu quả cao đó:
Dầu đinh hương: Cách chữa chảy máu chân răng bằng dầu đinh hương rất đơn giản, bạn chỉ cần bôi dầu đinh hương lên quanh khu vực bị chảy máu chân răng, để khoảng 5 phút sau súc miệng sạch với nước sạch. Dầu đinh hương có khả năng giảm viêm, kháng khuẩn, sẽ ngăn chặn tình trạng chảy máu chân răng.
|
Đánh răng thường xuyên, ngày 3 lần, một cách nhẹ nhàng và chú ý đánh cả bên trong để răng sạch. Ảnh minh họa: Phununews.vn.
|
Lá trà xanh: Lá trà xanh hãm bằng nước sôi, sau đó hòa thêm 1 thìa mật ong vào cốc nước trà, ngậm khoảng 2 phút rồi uống. Sử dụng lá trà xanh hàng ngày sẽ hạn chế được những vi khuẩn tấn công trong khoang miệng.
Lô hội: Bạn thường biết tới lô hội có tác dụng làm đẹp, trị mụn, đắp mặt sáng da mà chưa biết, nó cũng có tác dụng chữa chảy máu chân răng và được nhiều người đánh giá là hiệu quả. Cách làm: Lấy lô hội ép lấy nước, sau đó bôi lên nướu răng, để khoảng 5 phút rồi súc miệng sạch lại bằng nước lọc, lặp lại ngày 2 lần sẽ không còn bị chảy máy chân răng nữa.
Ngoài ra, người hay bị chảy máu chân răng nên có một chế độ vệ sinh răng miệng tốt, kèm theo chế độ ăn uống đủ vitamin C. Thường xuyên súc miệng bằng nước muối ấm để giảm viêm lợi và ngăn chặn các vi khuẩn xâm nhập, làm sạch khoang miệng.
Đánh răng thường xuyên, ngày 3 lần, một cách nhẹ nhàng và chú ý đánh cả bên trong để răng sạch. Hơn nữa, phải đến nha khoa để lấy cao răng theo định kì. Vì cao răng chính là nguyên nhân gây bệnh chảy máu chân răng.
Theo Phununews