Nước muối biển được khai thác ở độ sâu hợp lý khoảng 450m tính từ mặt biển. Sau đó, được tiệt trùng bằng tia UV, xử lý bằng ozone và lọc qua thiết bị siêu lọc với đường kính 0,1 micromet...
Với quy trình xử lý một cách khoa học và hiện đại đã giúp cho một chế phẩm từ nước biển sâu có thể bảo toàn gần như toàn bộ các nguyên tố vi lượng như Zn2+ (Kẽm) và Cu2+ (Đồng). Với sự góp mặt của các nguyên tố vi lượng ấy, nước biển sâu có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm, săn se niêm mạc, phục hồi niêm mạc suy yếu, nhờ đó có thể ngăn ngừa sổ mũi, ngạt mũi, viêm xoang... và các bệnh lây lan qua đường hô hấp khác.
|
Ảnh minh họa. |
Đặc biệt, với những trường hợp mũi bị nghẹt do tăng tiết, nước biển sâu có thể làm loãng và đào thải dịch tiết ra ngoài. Khi thời tiết khô hanh hoặc thường xuyên phải làm việc trong phòng máy lạnh khiến vùng niêm mạc mũi bị khô rát, khó chịu, nước biển sâu sẽ có tác dụng giúp cho mũi phục hồi lại độ ẩm.
Tinh dầu bạc hà có trong thành phần của nước biển sâu còn giúp tạo cảm giác mát dịu cho người dùng và can thiệp tốt những triệu chứng cảm mạo. Các bác sĩ thường khuyến cáo dùng nước biển sâu trong một số trường hợp như: viêm xoang, viêm mũi dị ứng, chảy nước mũi không rõ nguyên nhân, niêm mạc mũi khô...
Dùng hằng ngày để phòng ngừa sổ mũi, ngạt mũi, hắt xì mà không gây ra tác dụng phụ nào. Với việc phòng viêm đường hô hấp, nước muối biển dạng xịt sẽ tốt hơn việc dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi.
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh (nguyên Giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng T.Ư)